Nuôi thủy sản ngoài khơi có xu hướng tăng đến năm 2050

(vasep.com.vn) Các nhà nghiên cứu cho biết sản lượng thủy sản và động vật có vỏ từ các trang trại nuôi trồng thủy sản ngoài khơi có thể giúp cung cấp protein thiết yếu cho dân số toàn cầu dự kiến tăng hơn 33% lên 10 tỷ người vào năm 2050.

Theo báo cáo trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, sản lượng nuôi trồng ngoài khơi tại các vùng biển thích hợp có thể mang lại 15 tỷ tấn thủy sản mỗi năm, gấp hơn 100 lần mức tiêu thụ thủy sản trên toàn thế giới.

Nuôi trồng thủy sản ven biển và trong đất liền đã chiếm hơn 50% lượng thủy sản tiêu thụ trên khắp thế giới. Nhiều vùng, đặc biệt ở châu Phi và châu Á, phụ thuộc rất lớn vào nguồn protein từ thủy sản.

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí sản xuất gia tăng và cạnh tranh gay gắt về sở hữu đường bờ biển đã làm sản xuất trong các khu vực này khó có thể mở rộng vô thời hạn.

Trong khi đó, sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên, hầu hết ở mức ổn định hoặc giảm nhẹ.

Con người đang bỏ quên vùng biển ngoài khơi, hoặc ít nhất là các vùng lãnh hải xa lên đến 200 mét (650 feet) để xây dựng các trang trại nuôi trồng thủy sản cho thương mại.

Các đại dương mang lại một cơ hội lớn cho việc sản xuất thực phẩm, nhưng việc khai thác các ngư trường ngoài khơi vẫn chưa được chú trọng.

Để đánh giá tiềm năng này, một nhóm các nhà nghiên cứu do Rebecca Gentry, Giáo sư tại Đại học California Santa Barbara chủ trì, đã thực hiện một loạt các tính toán.

Trước tiên, họ chia tách đại dương thành một mạng lưới, không kể các khu vực quá sâu hoặc đã được sử dụng để khai thác dầu, các công viên biển hoặc các tuyến vận chuyển.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 11,4 triệu km2 (4,4 triệu dặm vuông) của đại dương có thể được sử dụng để nuôi cá, và 1,5 triệu km2 dành cho việc nuôi các loài hai mảnh vỏ như vẹm.

Sau đó, để tính sinh khối thủy sản có thể thu hoạch được, nhóm nghiên cứu kết hợp 120 loài cá và 60 loài hai mảnh vỏ vào các ô trong mạng lưới, phụ thuộc vào nhiệt độ của nước và các yếu tố khác như mật độ oxy.

Hiện nay, chỉ có hơn 40 loài chiếm 90% sản lượng thủy sản toàn cầu. Chỉ có 4% tổng số này bao gồm các loài cá có vảy, chẳng hạn như cá hồi, cá chẽm, cá mú và cá vược.

Nghiên cứu cho thấy tất cả các loài thủy sản tự nhiên trên toàn thế giới có thể được đánh bắt từ một khu vực có kích thước bằng hồ Michigan, hoặc Bỉ và Hà Lan cộng lại.

Gần như mọi quốc gia ven biển đều có tiềm năng nuôi trồng thủy sản biển ngoài khơi và có thể đáp ứng được nhu cầu thủy sản trong nước. Các nước này thường chỉ khai thác một phần nhỏ trong lãnh thổ đại dương của mình.

Các quốc gia có tiềm năng cao nhất là Indonesia, Ấn Độ và Kenya, các nước này cũng dự báo dân số sẽ gia tăng mạnh mẽ.

Max Troell, một nhà khoa học thuộc Trung tâm Phục hồi Stockholm (Stockholm Resilience Center), người không tham gia nghiên cứu, cho biết không gian hiện tại không phải là yếu tố hạn chế đối với việc mở rộng nuôi trồng thủy sản đại dương.

Trong một bài bình luận trong tạp chí Nature Ecology & Evolution, ông cho biết, tuy vậy, các rào cản vẫn còn tồn tại trước khi sản xuất có thể được loại bỏ để đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu toàn cầu.

Theo ông, những thách thức lớn đối với sự mở rộng trong ngắn hạn ngành nuôi trồng thuỷ sản là sự phát triển của các loại thức ăn bền vững, và việc hiểu rõ cách thức các hệ thống nuôi trồng thủy sản đại dương quy mô lớn tương tác với các hệ sinh thái và phúc lợi của con người.

Ngoài ra, chi phí sản xuất và vận chuyển cũng có thể là một trở ngại đáng kể.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục