Nhật Bản thắt chặt thị trường lao động, tiền lương không tăng

(vasep.com.vn) Lịch sự và đúng giờ là đặc điểm khá phổ biến của người dân Nhật Bản. Vì vậy, thật là kinh ngạc khi thấy hình ảnh một thanh niên đá bưu kiện và quăng xe đẩy ra khỏi một khu nhà ở Tokyo sau khi không thấy người nhận hàng ở nhà. Hình ảnh này được ghi lại từ camera điện thoại hồi tháng 12 năm ngoái, vụ việc làm "bùng nổ cơn thịnh nộ" và đã khiến cho Sagawa Express, một trong những công ty phân phối lớn nhất của Nhật Bản, phải xin lỗi khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người Nhật Bản đã cảm thấy thương cảm với người thanh niên trong video.

Hơn 10% các công ty Nhật Bản thừa nhận một số công nhân của họ thường xuyên làm thêm đến hơn 100 giờ trong một tháng. Một quản lý nhà máy hạt nhân ở quận Fukui làm thêm gấp đôi lượng giờ trên trong tháng 2/2016 trước khi tự tử 2 tháng sau đó. Đây là vấn đề là đặc biệt cấp bách trong các ngành dịch vụ có tay nghề thấp.

Trong một cuộc khảo sát vào năm 2015 của Viện Chính sách và Đào tạo về Lao động Nhật Bản, một số công nhân cho hay năng lực còn yếu kém khiến họ làm thêm nhiều giờ. Những người khác cho biết làm thêm giúp họ đạt được kết quả tốt hơn. Nhưng hai câu trả lời phổ biến nhất là: thiếu nhân viên và sự biến động về nhu cầu.

Số người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) của Nhật Bản đã giảm khoảng 3,8 triệu người kể từ tháng 12/2012, khi Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản, trở lại nắm quyền. Nhưng số người thực sự làm việc đã tăng 2,2 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,8% trong tháng 2/2017, mức thấp nhất kể từ năm 1994. Sự sụt giảm nhân khẩu làm nhu cầu lao động tăng lên.

Sự kết hợp này dẫn đến tình trạng lạm phát cao. Khan hiếm lao động nhẽ ra khiến người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn và buộc các công ty tăng lương. Tuy nhiên, mức lương không tăng. Mặc dù mức lương cơ bản (không bao gồm tiền thưởng và làm thêm giờ) ngưng giảm trong 2 năm qua, nhưng chỉ tăng 0,2% vào năm 2016. Điều này đã khiến lạm phát thấp hơn mức mục tiêu 2% do Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) theo đuổi.

Mức lương của Nhật Bản vẫn không thay đổi do nhu cầu việc làm mạnh mẽ dẫn đến tăng nguồn cung lao động thay vì tăng lương. Nhật Bản hiện có hơn 1 triệu lao động nước ngoài, tăng từ 680.000 vào cuối năm 2012. Điều quan trọng hơn là, số phụ nữ và người cao tuổi làm việc đã tăng hơn 2 triệu người trong thời gian trên. Ông Akira, người chỉ dẫn giao thông với một cây baton chiếu bên ngoài một Burger King ở Tokyo, là một trong những người ngoài độ tuổi lao động. Ở tuổi 73, ông thích hoạt động thể chất hơn bằng cách kiếm tiền từ công việc này hơn là dành tiền cho một phòng tập thể dục. Với khoản tiền kiếm được, ông có thể đưa vợ mình đi xe buýt đến suối nước nóng ở Nikko và Kusatsu.

Sự gia tăng số người làm việc bán thời gian trong độ tuổi lao động của Nhật cũng làm giảm mức tăng lương bình quân. Mức bồi thường cho nhân viên (phản ánh việc làm và thu nhập) tăng 2,3% (danh nghĩa) năm 2016, tốc độ nhanh nhất trong thế kỷ này.

Áp lực thị trường lao động không ảnh hưởng đến lực lượng lao động của Nhật Bản. Theo một nghiên cứu của BoJ, mức trả lương cho nhân viên làm việc toàn thời gian ở các công ty lớn không đáp ứng được tình trạng thắt chặt của thị trường lao động. Những người cống hiến thời gian lâu năm sẽ không lo bị sa thải trong thời kỳ khó khăn của công ty và cũng không thể mong đợi mức lương tăng như kỳ vọng. Nhưng những công nhân này sẽ đòi hỏi mức lương cao hơn để bù đắp lạm phát trong quá khứ. Vì vậy, nếu lương công nhân ngoại vi tăng lên đủ để nâng giá tiêu dùng, cuối cùng sẽ dẫn đến mức lương cơ bản tăng, dẫn đến lạm phát tăng.

Để thu hút và giữ chân người lao động, một số công ty đưa ra các lợi ích khác ngoài trả lương. Họ đang cho phép nhân viên chọn nơi làm việc, thay vì điều họ đi từ chi nhánh này sang chi nhánh khác trong thời gian ngắn. Chính phủ cũng khuyến khích các công ty đóng cửa vào lúc 3 giờ chiều ngày thứ sáu cuối cùng của mỗi tháng (được gọi là “Premium Friday”). Nhiều công đoàn cũng đề xuất những tuần làm việc ngắn. Trước đó, Rengo, liên đoàn hàng đầu của Nhật Bản đã đạt được thoả thuận với vận động hành lang kinh doanh lớn nhất của đất nước trong việc giới hạn thời gian làm thêm giờ dưới 100 giờ/tháng. Giới hạn này có thể được ghi nhận trong luật pháp vào cuối năm nay.

Những trở ngại cho một tuần làm việc ngắn hơn vẫn còn. Một cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy gần 4% nhân viên Tokyo tan việc sớm vào ngày “Premium Friday” đầu tiên trong cuối tháng 2/2017. Các giới hạn theo luật pháp về thời gian làm thêm cũng sẽ rất khó thực thi. Matsuri Takahashi, một nhân viên 24 tuổi ở Dentsu, một công ty quảng cáo, đã tự tử từ tầng ba của ký túc xá vào ngày Giáng sinh năm 2015. Cô đã bỏ ra hơn 100 giờ làm thêm trong một tháng, nhưng quản lý của cô đã khuyến khích cô khai sai lệch về thời gian làm việc của mình.

Tuy nhiên, bất kỳ một đạo luật mới nào cũng có thể gửi tín hiệu rằng những cách thức cũ sẽ không còn hiệu quả nữa. Một số công ty phân phối bưu kiện đã đi đến kết luận tương tự. Yamato Transport, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển nội bộ, cho biết họ đã giảm thời gian làm thêm giờ và tăng phí cơ bản lần đầu tiên trong 27 năm.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục