Nhật Bản: Các nhà cung cấp thủy sản cần sáng tạo để cạnh tranh

(vasep.com.vn) Thủy sản là một trong những mặt hàng tiêu dùng nhiều nhất trong các siêu thị lớn của Nhật Bản. Các hệ thống phân phối thủy sản ở Nhật Bản khá phức tạp với nhiều khâu trung gian, nhưng một số bước trung gian đang dần được loại bỏ bằng phương thức mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất và hợp tác xã.

Phạm vi các mặt hàng thủy sản được cung cấp tại các siêu thị Nhật Bản rất lớn, bao gồm những mặt hàng bán chạy nhất được phân phối với khối lượng lớn và các sản phẩm NK theo lô lớn.

Các siêu thị lớn đang ngày càng dành được thị phần và xây dựng các thỏa thuận mua hàng trực tiếp với các cơ sở sản xuất như các hợp tác xã thủy sản. Do vậy, một số nhà cung cấp khác như ngư dân, các công ty thủy sản liên quan và các nhà bán lẻ cần phải thay đổi sáng tạo để tồn tại trong môi trường cạnh tranh như vậy.

Nỗ lực của ngư dân

Ngư dân có xu hướng bán hàng riêng rẽ, miễn là họ nhận thấy số tiền thu được phù hợp với nỗ lực nuôi trồng của họ. Tuy nhiên, các công ty thủy sản có thể cung cấp lượng hàng lớn hơn đang dần thắng thế. Ngay cả khi chất lượng hàng từ ngư dân tốt, các công ty này vẫn có thể làm giảm giá thành.

Sau thảm họa ngày 11/3/2011, ngành đánh bắt thủy sản ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề và phải đối mặt với các khó khăn lớn trong việc xây dựng lại các cơ sở. Các DN phải đối mặt với vô số trở ngại như thiếu hụt tài chính, công nhân xây dựng và vật liệu cũng như sự chậm trễ kéo dài trong quá trình phê duyệt hành chính, càng làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Do vậy, hơn 5 năm qua, doanh thu ngành khai thác thủy sản thấp hơn đáng kể so với mức trước thảm họa.

Tuy nhiên một số ngư dân đã đổi mới với một mô hình kinh doanh trực tuyến. Khách hàng phải trả một khoản phí thành viên và có thể mua hàng trực tiếp từ các cơ sở kinh doanh của họ.

Sự hấp dẫn trong nuôi trồng thủy sản

Sản lượng thủy sản khai thác tại Nhật Bản giảm so với năm trước, ngành chế biến thủy sản đang dần thu hẹp là do nguồn cung nguyên liệu giảm. Trong bối cảnh như vậy, một số công ty chế biến đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Sau thành công của trường Đại học Kindai trong nuôi cá ngừ vây xanh năm 2002, các công ty như công ty thương mại Sojitz và công ty sản xuất thực phẩm Nippon Suisan Kaisha Ltd đã tiến hành nghiên cứu riêng về trứng giống nhân tạo và cá giống. Sojitz thành lập trang trại cá ngừ, trong khi Nippon Suisan Kaisha Ltd bắt đầu nghiên cứu các trại giống cá ngừ vây xanh nhân tạo năm 2007, với mục đích tung ra sản phẩm cá ngừ vào mùa đông năm 2017. Trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2018, công ty dự kiến ​​sẽ xuất xưởng 10.000 con cá ngừ, tương đương khoảng 500 tấn.

Một ví dụ khác là các công ty hợp tác với nhau trong nuôi trồng thủy sản và sản xuất trứng cá muối từ trứng cá tầm trắng tại tỉnh Miyazaki, miền nam Nhật Bản.

Ở đây, công ty Japan Caviar Inc., một công ty cung cấp trứng cá muối trên khắp Nhật Bản, đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Thủy sản tỉnh Miyazaki và một nhóm ngư dân nuôi cá tầm trắng trong khu vực để tạo ra một thị trường mới cho cá tầm trắng, thông qua sản xuất và cung cấp trứng cá muối. Công ty Japan Caviar Inc. cũng bán hàng trực tiếp thông qua các kênh khác nhau như nhà hàng cao cấp, các cửa hàng và hãng hàng không lớn của Nhật Bản.

Các nhà bán lẻ       

Các nhà bán lẻ khác đang chuyển sang dịch vụ giao hàng tận nhà và mở các cửa hàng đặc sản. Giao hàng tận nhà đang dần trở thành phương thức phổ biến nhờ vào sự tin cậy của người tiêu dùng trong các sản phẩm mà họ đặt mua. Trong khi đó, một khảo sát Hiệp hội Thủy sản Nhật Bản gần đây cho biết philê cá là sản phẩm được mua nhiều nhất tại các nhà bán lẻ.

Do vậy, để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, một số nhà bán lẻ và nhà sản xuất đã hướng đến với các sản phẩm giá trị gia tăng mới, trong đó có cá thu. Các mặt hàng giá trị gia tăng thấp phổ biến như philê cá thu muối thường mang lại lợi nhuận thấp. Nhưng sản phẩm giá trị gia tăng mới lại thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, với hương vị philê cá thu ướp kombudashi, và được chế biến theo phương pháp nấu ăn truyền thống Nhật Bản. Ngoài ra, cá thu ướp húng quế, theo phong cách phương Tây, cũng là một sản phẩm mới.

Để thu được nhiều lợi nhuận và thu hút sự quan tâm của người mua hơn, các nhà cung cấp thủy sản tại Nhật Bản cần tiếp tục đổi mới và tung ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn nữa.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục