Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thủy sản ghi nhãn sai ở Vancouver cao

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy 25% các mẫu thủy sản được thử nghiệm tại khu đô thị Vancouver, British Columbia, Canada, bị ghi nhãn sai.

Nghiên cứu được công bố trong ấn bản Food Control ngày 18/6/2018, đã phát hiện ra việc ghi nhãn sai - phổ biến nhất đối với cá hồng - trong các cửa hàng tạp hóa, quán sushi và các nhà hàng khác.

Xiaonan Lu, tác giả của nghiên cứu và là Phó giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học British Columbia cho biết, phát hiện quan trọng nhất là tỷ lệ gian lận/ghi sai nhãn đối với các sản phẩm cá trong khu đô thị Vancouver vẫn còn tương đối cao so với 10 năm trước với một nghiên cứu tương tự ở Vancouver.

Trong khi nghiên cứu 10 năm cho thấy tỷ lệ ghi nhãn sai là 25% với việc sử dụng một cỡ mẫu nhỏ hơn nhiều. Trong nghiên cứu của UBC, hợp tác với Oceana Canada và Đại học Guelph ở Guelph, Ontario, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm gần 300 mẫu cá sử dụng mã vạch DNA.

Lu từ chối liệt kê tên của các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa có các mẫu thử.

Trong khi tỷ lệ ghi nhãn sai 25% đã là tương đối cao, mức độ này còn thấp hơn so với tỷ lệ ghi nhãn sai gần 50% do Oceana báo cáo trong một số nghiên cứu của Canada và Hoa Kỳ.

Trong nghiên cứu của UBC, cá hồng là loài cá bị ghi nhãn phổ biến nhất với tỷ lệ 95%. Khoảng 45% cá tuyết cod cũng bị ghi nhãn sai, tiếp theo là cá bơn lưỡi ngựa (Halibut) với 33%, cá hồi với 8,8% và cá ngừ với 7%.

Robert Hanner, Giám đốc công nghệ tại TRU-ID, trong một thông cáo báo chí của UBC cho biết, Canada là một trong những nước sản xuất thủy sản hàng đầu trên thế giới và ngành thủy sản của quốc gia tuân thủ nghiêm ngặt hơn khi XK các sản phẩm này sang Liên minh châu Âu; tuy nhiên, người tiêu dùng Canada không được hưởng lợi từ mức độ minh bạch tại thị trường nội địa. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc gian lận trong thủy sản khai thác bất hợp pháp vào thị trường nội địa, với chi phí của các nhà cung cấp hợp pháp. Tình trạng này cần phải thay đổi.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho cả việc ghi sai nhãn có chủ đích và không chủ đích. Ví dụ, nhiều sản phẩm cá được bán dưới dạng cá hồng thực ra là những loài có giá trị thấp như cá rô phi. Cá da trơn Sutchi được sử dụng thay thế cá bơn lưỡi ngựa, cá hồng, cá lưỡi trâu và cá tuyết cod.

Theo các nhà nghiên cứu, động cơ kinh tế ít có khả năng xảy ra trong các trường hợp khác, chẳng hạn như thay thế cá hồi sockeye cho cá hồi hồng.

Toàn bộ chuỗi cung ứng cá / hải sản rất phức tạp. Lu cho biết các nhà nghiên cứu chỉ có quyền tiếp cận vào các sản phẩm cuối cùng được bán tại nhà hàng, địa điểm bán sushi, v.v. Do đó, ở giai đoạn này, không thể tìm ra quá trình gian lận đối với sản phẩm thủy hải sản xảy ra ở đâu.

Lu chia sẻ những phát hiện ban đầu của nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2017 và tháng 2/2018.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục