Ngành thủy sản Scotland không lo ngại viễn cảnh không đạt thỏa thuận

(vasep.com.vn) Các cơ quan thủy sản của Scotland cho biết, họ không lo lắng nếu Anh và EU không đạt được thỏa thuận về nghề cá trong các cuộc đàm phán.

Elspeth Macdonald, Giám đốc điều hành Nghiệp đoàn nghề cá Scotland (SFF) và Barrie Deas, Giám đốc điều hành Liên đoàn Quốc gia các Tổ chức của Ngư dân (NFFO), cho biết đối với ngành khai thác ở Anh, việc rời bỏ chính sách thủy sản chung (CFP) là việc khắc phục một vấn đề cơ bản: Phân bổ không công bằng chia sẻ hạn ngạch trong vùng biển của Vương quốc Anh. "Phương tiện thỏa đáng duy nhất để đảm bảo rằng điều này đạt được là Vương quốc Anh, với tư cách là một quốc gia ven biển có chủ quyền, duy trì toàn quyền kiểm soát việc tiếp cận các vùng biển của chúng tôi. Điều đó không có nghĩa là Anh sẽ không cho phép các tàu cá của EU tiếp cận khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Anh. Thay vào đó, việc tiếp cận này sẽ được thương lượng hàng năm - như tiêu chuẩn của EU và Na Uy cũng như các quốc gia khai thác ngoài EU khác. Theo luật quốc tế, đây sẽ là một điều mặc định nếu hai bên không thể đạt được một thỏa thuận nghề cá".

Do đó, sẽ tốt hơn nếu một thỏa thuận phù hợp có thể được thống nhất - đáp ứng mục tiêu của ngành thủy sản Vương quốc Anh là kiểm soát quyền tiếp cận trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và chia sẻ hạn ngạch công bằng hơn dựa trên sự gắn kết vùng - ngành khai thác hy vọng những vấn đề này được giải quyết thông qua quá trình đàm phán hàng năm. "Điều này phù hợp với quan điểm đàm phán của Chính phủ, mà chúng tôi hoàn toàn ủng hộ". Elspeth và Barrie cho biết.

"Cuối cùng, điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của EU khi họ có hai sự lựa chọn. Một là hướng tới việc Vương quốc Anh trở thành một quốc gia ven biển - thông qua một thỏa thuận khung ổn định tôn trọng chủ quyền của Vương quốc Anh và tuân theo các thỏa thuận tương tự mà EU ký kết với các quốc gia ven biển khác ở Đông bắc Đại Tây Dương, hoặc thông qua một giải pháp không chắc chắn hơn cho EU, nơi mọi thứ được thực hiện thông qua các cuộc đàm phán hàng năm mà không có thỏa thuận khung nào được đưa ra".

Tuy nhiên, tổ chức phi Chính phủ về môi trường Oceana cảnh báo vòng đàm phán tuần này nên đạt được những tiến bộ đáng kể, vì thỏa thuận nghề cá là điều cần thiết cho sự bền vững môi trường và ngăn chặn hoạt động khai thác quá mức. "Do tính chất chia sẻ của các hệ sinh thái và các quần thể thủy sản, một thỏa thuận về nghề cá là điều cần thiết không chỉ để giải quyết các vấn đề tiếp cận vùng biển, thị trường và quan trọng nhất, để ngăn khai thác quá mức trở lại".

Melissa Moore, người đứng đầu chính sách của Vương quốc Anh tại Oceana, cho biết: “Tiếp cận tương hỗ với thị trường và vùng biển phải có điều kiện dựa trên tính bền vững. "Một thỏa thuận giữa Anh và EU phải bao gồm các cam kết chấm dứt lạm thác và phục hồi quần thể thủy sản bằng cách khai thác ở mức độ không vượt quá các khuyến nghị khoa học tốt nhất hiện có. Không cho phép khai thác thủy sản gây tổn hại đến hệ sinh thái và khu bảo tồn biển.

"Mùa thu năm nay sẽ chứng kiến các quy tắc khai thác được thống nhất cho năm 2021 - năm đầu tiên khi Vương quốc Anh không phải tuân theo các quy tắc của CFP. Moore cho biết, nếu thỏa thuận không đạt được sẽ gây nguy hiểm cho bất kỳ cơ hội nào đồng ý các quy tắc như vậy, điều này có thể dễ dàng dẫn đến việc thiết lập hạn ngạch đơn phương và khai thác thủy sản quá mức. "Các ngư dân EU và Vương quốc Anh ít nhất cần sự ổn định và chắc chắn về sản lượng họ sẽ được phép khai thác trong năm tới và sản lượng đó phải bền vững." 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục