Na Uy: Ngành cá nổi phải tập trung hơn vào người tiêu dùng

(vasep.com.vn) Theo Egil Magne Haugstad, Giám đốc điều hành của Pelagia, ngành cá nổi của Na Uy cần phải tập trung hơn vào các sản phẩm tiêu dùng thân thiện.

Để làm được điều đó, các nhà sản xuất cần phải hiểu rõ thị trường, về toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng để có thể phát triển sản phẩm mới. Xu hướng tương lai, người tiêu dùng sẽ tiêu thụ nhiều cá biển hơn.

Dầu cá và omega 3 từ cá tốt hơn nhiều so với các viên nén, điều đó cho thấy những lợi ích sức khỏe từ cá biển. Do vậy, tiêu thụ trực tiếp cá tươi có xu hướng tăng.

Tuy nhiên, có những hạn chế trong việc gia tăng sản lượng đánh bắt cá nổi.

Khí hậu là một phần gây khó khăn cho ngành. Nguồn hàng có sẵn cho XK tại Na Uy sẽ không còn nhiều nếu diễn biến thời tiết không cải thiện.

Trong tháng 2, Haugstad cho biết công ty của ông đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy công suất với 100.000 tấn ở Đan Mạch, để đưa ra các sản phẩm trong tiêu thụ. Haugstad cho biết, cũng trong tháng này, nhà máy này sẽ sản xuất các mặt hàng cá nổi cho tiêu dùng trực tiếp như ướp lạnh hoặc tẩm ướp, cũng như sản xuất bột cá và dầu cá.

Sản lượng philê cá thu tăng

Trong một báo cáo từ Nordea, nhà phân tích Finn-Arne Egeness lập luận rằng sản xuất nhiều philê cá thu có thể mang lại lợi nhuận tăng theo cấp số nhân cho ngành cá nổi Na Uy.

Theo số liệu đến năm 2015 của Hội đồng Thủy sản Na Uy, XK cá thu của Na Uy đạt 3,8 tỷ NOK mỗi năm. Đây là cơ hội cho các DN để đạt được lợi nhuận lớn hơn từ các loài chính trong các loài cá nổi.

Những biến đổi trong kinh tế vĩ mô đối với luồng hàng hóa có thể tạo nên một chiến lược thành công cho ngành, và philê cá thu cũng là một chiến lược tăng trưởng như vậy.

Trong 2 thập kỷ qua, giá cá thu có thay đổi theo khối lượng đánh bắt và nhu cầu thị trường, tuy nhiên, hiện tại các công ty đang tìm cách tăng thị phần mặt hàng cá philê của họ, và đưa ra các mục tiêu để thực hiện.

Năm 2015, các công ty công ty Na Uy XK 6.058 tấn philê cá thu đông lạnh, và 451 tấn philê cá thu tươi, với dự kiến tỷ lệ mặt hàng philê trở lại mức 53% tổng sản lượng đánh bắt cá thu, tuy nhiên theo tính toán của Nordea con số đó chỉ chiếm 3,2%. Con số tương tự năm 2014 là 2,1%.

Với cá trích, phân tích của Nordea cho thấy tỷ lệ phần trăm của loài với mặt hàng philê tăng khi hạn ngạch giảm, vì nhu cầu của mặt hàng này trên thị trường ổn định và cạnh tranh về nguyên liêu tốt khi nguồn cung giảm và giá tăng.

Điều này được minh chứng qua thực tế là trong năm 2014, 60% số cá trích được sản xuất dưới dạng philê; trong năm 2005, con số này chiếm gần 30% khi hạn ngạch cao hơn đáng kể.

Có một sự trùng lặp ở đây với cá thu, trong đó XK sang Nhật Bản, thị trường quan trọng nhất của Na Uy đối với loài này, tăng khi hạn ngạch giảm, bởi vì thị trường Nhật Bản có nhu cầu cao đối với mặt hàng này.

Mục tiêu của Quỹ Nghiên cứu của Na Uy là đưa 25% sản lượng cá thu tại Na Uy vào sản xuất philê đến năm 2020.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục