Mỹ Latinh dự kiến trở thành thị trường thủy sản tiềm năng

(vasep.com.vn) Thường bị bỏ qua trên thị trường toàn cầu, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) ước tính rằng khu vực này sẽ chứng kiến sự gia tăng nhanh nhất trong tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người trong vòng 10 năm tới.

Theo báo cáo “Hiện trạng Thuỷ sản và Nuôi trồng thuỷ sản Thế giới năm 2016”, tiêu thụ thủy sản tăng khoảng 22% ở châu Mỹ Latinh và Caribê trong giai đoạn 2015-2025, từ 10 kg/người/năm lên 12 kg/người/năm.

Theo FAO, Châu Á và châu Đại Dương cũng dự kiến ​​sẽ tăng tiêu thụ thủy sản nhanh chóng, với mức tăng trưởng dự kiến ​​12%. Ngược lại, tiêu thụ thủy sản ở Bắc Mỹ dự kiến ​​chỉ tăng 3% trong giai đoạn này và châu Âu sẽ tăng khoảng 7%.

Báo cáo này được FAO thực hiện hai năm một lần. Theo báo cáo, mức tăng mạnh được dự báo ở Brazil, Peru, Chile, Trung Quốc và Mexico. Mức tiêu thụ thủy sản dự kiến vẫn ở mức không đổi hoặc giảm nhẹ ở một số nước, bao gồm Nhật Bản, Liên bang Nga, Argentina và Canada và dự báo tăng nhẹ (2%) ở Châu Phi.

Để đáp ứng nhu cầu dự kiến ​​này, báo cáo dự báo rằng NK thủy sản của Mỹ La tinh và Caribê sẽ tăng khoảng 35% so với mức tăng trưởng NK thủy sản toàn cầu dự kiến ​​là 21% và tăng trưởng của các nước phát triển dưới 18% . Trong khi đó, XK thủy sản của các nước phát triển dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 20% so với XK của Mỹ Latinh và Caribê và dự kiến ​​sẽ tăng 17% vào năm 2025.

Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh, khu vực Mỹ Latinh và Caribê vẫn là khu vực XK thủy sản ròng, cũng như châu Đại Dương và các nước đang phát triển ở châu Á. Trong khi đó, Châu Âu và Bắc Mỹ có đặc điểm là nhập siêu thủy sản.

Báo cáo phân tích số liệu nuôi trồng thuỷ sản của châu Mỹ La Tinh và Caribê cho thấy từ năm 2010 đến năm 2014, nuôi trồng thủy sản ở vùng Caribê đã giảm từ 37.000 tấn xuống còn 33.000 tấn và thị phần thủy sản toàn cầu của khu vực này đã giảm từ 0,06% xuống 0,05%. Mặt khác, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Mỹ Latinh, trừ Chile, đã tăng từ 1,1 triệu tấn trong năm 2010 lên 1,5 triệu tấn vào năm 2014. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới của Mỹ Latinh tăng từ 1,9% lên 2,1% trong suốt thời kỳ này. Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở châu Á là 66 triệu tấn vào năm 2014, tương đương 89% sản lượng toàn cầu.

Báo cáo cho biết, ở Châu Mỹ La Tinh và Caribê, tốc độ tăng trưởng dân số giảm, dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông nghiệp giảm trong thập kỷ qua, việc làm trong ngành thuỷ sản tăng nhẹ, giảm sản lượng khai thác và sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững khá cao.

Theo báo cáo, nuôi trồng thủy sản đang phát triển ở Caribê và Mỹ Latinh, tạo ra sản lượng cao hơn nhưng không nhiều công ăn việc làm như dự tính.

Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản của khu vực đang tăng trưởng mạnh mẽ có thể không làm tăng tương ứng số lượng người làm việc trong ngành nuôi trồng thủy sản vì một số loài thủy sản quan trọng được nuôi trong khu vực này nhằm đáp ứng thị trường nước ngoài cạnh tranh cao, do đó đòi hỏi phải tập trung vào hiệu quả, chất lượng, chi phí thấp hơn, và sự phụ thuộc nhiều hơn vào phát triển công nghệ chứ không phải lao động con người.

Tại Châu Mỹ Latinh và Caribê, 356.000 người hiện đang tham gia nuôi trồng thủy sản. 4% dân số toàn cầu tham gia vào nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực này, so với 84% ở châu Á và 10% ở châu Phi vào năm 2014. Trong năm 2014, chỉ có dưới 2,5 triệu nhân công nuôi trồng thuỷ sản ở châu Mỹ La tinh và Caribê , so với con số ít hơn 2,2 triệu trong năm 2010.

Ngược lại, châu Âu và Bắc Mỹ đã trải qua sự suy giảm tỷ lệ số người tham gia đánh bắt, và ít tăng hoặc thậm chí giảm số người tham gia nuôi trồng thủy sản.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng 6% đội tàu đánh cá toàn cầu là ở châu Mỹ Latinh và Caribê, bao gồm 276.000 tàu cá chủ yếu là tàu thủ công có chiều dài dưới 12 m. Châu Á chiếm 75% đội tàu đánh cá trên thế giới, và châu Âu và Bắc Mỹ chiếm 2%.

Dữ liệu cho thấy nguồn cung thủy sản làm thức ăn trên thế giới là 147 triệu tấn thủy sản sống trong giai đoạn 2013-2015 với Mỹ Latinh và Caribê tiêu thụ 6 triệu tấn.

Lo ngại về sự lãng phí, FAO và Quỹ Môi trường Toàn cầu đã đưa ra một dự án gọi là Quản lý Bền vững Sản lượng đánh bắt không mong muốn đối với các nghề cá bằng lưới kéo ở châu Mỹ Latinh và Caribê (REBYC-II LAC) (2015-2019), nhằm giảm hao hụt thủy sản và hỗ trợ sinh kế bền vững bằng cách cải thiện việc quản lý sản lượng đánh bắt không mong muốn và giảm thiểu sự loại bỏ thủy sản và sự phá hủy lòng biển, qua đó biến nghề cá lưới kéo thành các nghề cá có trách nhiệm.

Theo báo cáo, Dự án sẽ điều tra vai trò của sản lượng đánh bắt không mong muốn trong an ninh lương thực và sinh kế, đồng thời tìm kiếm các cơ hội tạo thu nhập thay thế cho những người bị ảnh hưởng từ hoạt động quản lý, bao gồm phụ nữ (thường tham gia vào quá trình chế biến và bán các sản phẩm từ sản lượng đánh bắt không mong muốn). Phát triển năng lực cho việc đa dạng sinh kế là rất quan trọng để đảm bảo các cơ hội việc làm và thu nhập ổn định.

Báo cáo cũng phản ánh tác động của biến đổi khí hậu đối với các nghề cá. Dưới tiêu đề “Con người và thiệt hại kinh tế do thiên tai”, báo cáo lưu ý rằng, trong vùng Caribê, ước tính biến đổi khí hậu sẽ góp thêm 1,4 tỉ USD (1,2 tỷ EUR) cho thiệt hại hàng năm do bão lốc gây ra. Con số này không tính thêm tổn thất do bão xuất hiện do mực nước biển dâng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục