Một số vấn đề đặt ra trong việc xuất khẩu vào thị trường hồi giáo

Hồi giáo hay còn gọi Islam giáo, được Muhammad sáng lập năm 610, tại bán đảo A-rập. Hiện nay, Hồi giáo hiện diện ở tất cả các châu lục.

Số lượng tín đồ Hồi giáo hiện nay khoảng 1,6 tỷ tín đồ, chiếm 23% dân số thế giới, có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tập trung chủ yếu ở 3 khu vực: châu Á – Thái Bình Dương, khu vực Trung Đông - Bắc Phi và châu Phi nam Sahara.

Phân bố tín đồ Hồi giáo trên thế giới

Khu vực

Số lượng tín đồ

(năm 2012)

Tỷ lệ tín đồ so với dân số cả nước (%)

Tỷ lệ tín đồ so vi tổng số tín đồ Hồi giáo thế giới

Châu Á-Thái Bình Dương

985.530.000

24,1%

61,9%

Trung Đông và Bắc Phi

317.070.000

91,2%

20,1%

Châu Phi cận Sahara

248.110.000

30,1%

15,3%

Châu Âu

43.490.000

5,2%

2,4%

Châu Mỹ

4.320.000

0,5%

0,3%

Toàn thế giới

1.598.520.000

22,9%

100,0%

(Nguồn: PEW Research Center’s Forum on Religion & Public Life, Mapping the Global Muslim Population, December 2012)

 

Mười quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất

Tên quốc gia

Số lượng tín đồ

(năm 2012)

Tỷ lệ tín đồ so với dân số cả nước (%)

Tỷ lệ tín đồ so vơi tổng số tín đồ Hồi giáo thế giới

Indonesia

209.120.000

87,2%

13,1%

Ấn Độ

176.190.000

14,4%

11%

Pakistan

167.410.000

96,4%

10,5%

Bangladesh

133.540.000

89,8%

8,4%

Nigeria

77.300.000

48,8%

4,8%

Ai Cập

76.990.000

94,9%

4,8%

Iran

73.570.000

99,5%

4,6%

Thổ Nhĩ Kỳ

71.330.000

98%

4,5%

Algieria

34.730.000

97,9%

2,2%

Ma-rốc

31.940.000

99,9%

2%

(Nguồn: PEW Research Center’s Forum on Religion & Public Life, Mapping the Global Muslim Population, December 2012)

Giáo lý, giáo phật của Hồi giáo

Giáo lý của Hồi giáo là Tin vào Thượng đế duy nhất (Allah) và thiên sứ Muhammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng của Thượng đế, vào thiên đường và địa ngục.

Giáo luật của Hồi giáo là thực hiện 5 cốt đạo: Biểu lộ đức tin, cầu nguyện mỗi ngày 5 lần, chay tịnh tháng Ramadan, bố thí, hành hương Mecca (Haji). Quy định cụ thể về sinh hoạt tôn giáo, về cuộc sống con người trong gia đình và xã hội.

Những quy định về văn hóa, đạo đức: Tôn thờ Thượng đế; kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; cấm ngoại tình; không tham lam; năng làm điều tốt, bố thí cho người nghèo, trẻ mồ côi; khiêm tốn, trung thực, kiên nhẫn; bao dung, tôn trọng quyền của người khác; trong sạch trong tình cảm và tinh thần; không giết người, trừ trường hợp cần thiết.

Những ngày lễ trọng: Lễ thứ 6 hàng tuần; Tết Hồi lịch ; Lễ Ashura (Lễ tạ ơn), ngày 10/1 HL; Lễ sinh nhật thiên sứ Muhammad ngày 12/3/570 HL; Lễ kết thúc tháng Ramadan từ 27/9 - 01/10 Hồi lịch (Roya Idil Fitri);  Lễ cống sinh (Qur’ban) tổ chức sau 70 ngày kể từ  kết thúc tháng Ramadan, ngày 10/12 HL.

Các hệ phái, tổ chức của Hồi giáo

Sunni: Hệ phái Sunni chiếm khoảng 80% tổng số tín đồ Hồi giáo thế giới phân bố tại hầu hết các khu vực trên thế giới.

Shi’a: Hệ phái Shi’a (Shi’i) chiếm khoảng 10-15% tổng số tín đồ Hồi giáo, sống xen kẽ với hệ phái Sunni, trong đó có những quốc gia có đông tín đồ như Iran, Iraq, Barain,…

Các tổ chức hồi giáo gồm: Các tổ chức liên quốc gia cấp chính phủ; Các tổ chức liên quốc gia cấp phi chính phủ; Các tổ chức là các cộng đồng Hồi giáo riêng lẻ.

Đặc điểm của Hồi giáo

Hồi giáo không có tổ chức giáo hội thống nhất. Tổ chức theo hệ phái hoặc theo từng quốc gia. Hồi giáo cũng không có các chức sắc. Ở nhiều nước Hồi giáo, chức sắc có cả thần quyền và thế quyền.

Một số chức danh Hồi giáo:      Mufty, Hakim, Naep, Ahly, Khotif, Imam, Tuon,...

Tín đồ Hồi giáo đều bình đẳng trước Thượng đế. Ý thức cộng đồng cao. Ngôn ngữ và chữ viết A-rập là ngôn ngữ của người Hồi giáo. Hồi giáo quy định không thờ tượng, ảnh, không mô tả con người và động vật, chỉ tập trung vào nghệ thuật trang trí thư pháp. Đời sống xã hội nghiêm khắc, khép kín,... Yếu tố cuồng tín, bảo thủ của một bộ phận người Hồi giáo.

Người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm được Hồi giáo cho phép (Halal), đảm bảo những quy định nghiêm ngặt trong kinh Qur’an và luật Shari’ah.

Tính trọng thương của người Hồi giáo. Thương gia là một lực lượng được kính trọng trong thế giới Hồi giáo.

Một số vấn đề cần quan tâm trong việc xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo

Chủ động nghiên cứu Hồi giáo, văn hóa Hồi giáo, đặc biệt là văn hóa kinh doanh và những quy định về tiêu chuẩn Halal.

Hoạt động chứng nhận Halal

Tuân thủ quy định Halal trong quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo

Củng cố năng lực của các tổ chức chứng nhận Halal (nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,…) hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp tiêu chuẩn chứng nhận Halal quốc tế.

Tiếp cận, mở rộng hợp tác quốc tế để có sự công nhận của các tổ chức chứng nhận Halal quốc tế và của nước nhập khẩu.

(Bài trình bày của bà Trần Thị Minh Thu - Phó Vụ trưởng Vụ các tôn giáo khác (Ban Tôn giáo Chính phủ) tại Hội thảo “Chứng nhận HALAL: Giấy thông hành cho Thủy sản xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo” trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018) 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục