Malaysia chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản do lạm thác ở bờ biển phía tây

(vasep.com.vn) Với thu nhập ngày càng tăng và nhu cầu thủy sản ngày càng lớn, Malaysia đang chuyển sang đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để đáp ứng yêu cầu thị trường.

Theo ông Sim Tze Tzin, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Malaysia, Malaysia là quốc gia có mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cao nhất châu Á.

Trong năm 2017, sản lượng khai thác của Malaysia đạt 1,47 triệu tấn, trong khi đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 427.000 tấn với giá trị 3 tỷ MYR (750 triệu USD). Theo đó, Malaysia lần lượt xếp thứ 16 và 15 tương ứng trên thế giới ở hai lĩnh vực trên.

Tuy nhiên, lạm thác đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở bờ biển phía tây Penang. Do đó, Chính phủ đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng  nhu cầu ngày càng cao.

Hiện tại, rong biển chiếm 46% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Malaysia với 202.650 tấn, cá biển (cá mú, cá vược…) đạt sản lượng 121,460 tấn, cá nước ngọt (cá rô phi, cá da trơn…) đạt sản lượng 102,596 tấn.

Trong năm 2017, trong 3 đối tượng nuôi trồng: rong biển, cá biển, cá nước ngọt, cá biển mang lại lợi nhuận cao nhất với giá trị 2,27 tỷ MYR .

Theo Bộ trưởng thuộc chính quyền thủ phủ bang Penang, Chow Kon Yeow, ngành nuôi trồng thủy sản của Malaysia đang tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,6%. Cũng theo ông Yeow, Penang có tiềm năng trở thành một trung tâm nghiên cứu, phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản, có thể tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng do thành phố này có cơ sở hạ tầng và sân bay hiện đại.Chính quyền thủ phủ bang cũng đang hướng tới hiện đại hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản thông qua dự án “Tầm nhìn 2030 của bang”.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục