Greenpeace cảnh báo 30% cá đánh bắt của Trung Quốc là "cá tạp"

(vasep.com.vn) Cuộc điều tra của Greenpeace East Asia cho thấy khoảng 4 triệu tấn cá, tương đương với gần 1/3 tổng sản lượng thủy sản nội địa hàng năm của Trung Quốc là "cá tạp".

Theo các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức phi chính phủ Greenpeace, các tàu đánh cá của Trung Quốc cung cấp khoảng 50% tổng sản lượng khai thác của Trung Quốc, có tỷ lệ cá tạp lên tới 50% lượng đánh bắt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn lợi cá bị lạm thác tại Trung Quốc đồng thời cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái nói chung.

Mặc dù những loại cá tạp khá nhỏ, ít được người tiêu dùng quan tâm, tuy nhiên khai thác những loại cá ngày càng tăng trong ngành nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc do nhu cầu chế biến thức ăn cho cá cao.

Trong khoảng 50 năm, khai thác cá nội địa của Trung Quốc có dấu hiệu suy giảm, từ cá trưởng thành có “sản lượng thấp, giá trị cao” đến cá lớn có "sản lượng cao, giá trị thấp" và cá nhỏ hơn. Đây là trường hợp khai thác không bền vững. Rashid Kang, nhân viên cấp cao tại Greenpeace cảnh báo, khi nhu cầu thức ăn cho cá từ nguồn cá tạp tăng, chính phủ Trung Quốc cần phải điều chỉnh loại hình khai thác này tốt hơn, trước khi quá muộn đối với hệ sinh thái đại dương ở Trung Quốc.

Rashid Kang cho biết, khi khai thác thủy sản bền vững, các loài cá sẽ trưởng thành trước khi bị khai thác, còn nếu khai thác hết lượng cá con, trữ lượng cá sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt.

Điều tra của Greenpeace cho thấy 44% các loài cá trong tổng số 218 loài trong 80 mẫu cá tạp lấy từ 22 cảng dọc theo bờ biển Trung Quốc là cá ăn được và có giá trị kinh tế, trong đó 75% là cá con.

Năm 2014, khoảng 7,2 triệu tấn cá tự nhiên đánh bắt trong nước phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, dùng làm làm thức ăn cho cá. Con số này lớn hơn sản lượng hàng năm của Indonesia. Ngoài ra, Trung Quốc NK thêm khoảng 5,1 triệu tấn thức ăn cho cá từ các nước. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc tăng 10 lần từ năm 1986 đến năm 2015 và hiện chiếm hơn 60% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu.

Trung Quốc sẽ trở thành nước dẫn đầu trong sản xuất thủy sản bền vững nếu quốc gia này có thể tìm ra giải pháp và duy trì sự cân bằng giữa con người và hệ sinh thái biển.

Nhìn chung, để giải quyết vấn đề lạm thác nguồn cá tạp, Greenpeace khuyến cáo lượng khai thác cá tạp phải giảm theo các quy định về kích thước mắt lưới, ngư cụ, quy mô loài cá và hạn ngạch đề ra.

Cuối cùng, Greenpeace cho rằng cũng rất quan trọng để phát triển thêm các khu bảo tồn biển, trong đó cá con và đề xuất chính phủ đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bền vững đối với thức ăn cho cá.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục