GOAL: Những nhân tố tác động lớn đến ngành nuôi trồng thuỷ sản

(vasep.com.vn) Ngành nuôi trồng thuỷ sản từ lâu đã được thừa nhận là nguồn cung protein chủ yếu và hiệu quả nhất với hệ số chuyển đổi thức ăn (FCRs) cao hơn rất nhiều so với các loài động vật sống trên đất liền, nhưng thủy sản nuôi trồng luôn có giá cao đối với người tiêu dùng.

Gorjan Nikolik, chuyên gia phân tích của Rabobank International cho biết, trước đây, có nhiều yếu tố làm tăng giá các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Tuy nhiên, có hai yếu tố lớn là giá thức ăn chăn nuôi và chi phí sinh học có thể cải thiện toàn bộ chuỗi giá trị.

Nikolik cho biết sản lượng bột cá đã giảm liên tục trong năm 2017, giảm khoảng 2 triệu tấn (hơn 30%) so với 20 năm trước. Tuy nhiên, sự khan hiếm bột cá và dầu cá dẫn đến sự đổi mới nhanh chóng, đặc biệt là trong 2-3 năm qua khi các công ty tìm kiếm các nguồn cung thức ăn chăn nuôi giàu chất béo omega-3 cùng với sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Một trong những nguồn thức ăn chăn nuôi mới giúp bảo đảm nguồn cung cũng như giá trị dinh dưỡng cho thị trường hiện nay là dầu tảo. Ông cho biết, đây là chuỗi thức ăn có khả năng mở rộng cao, tuy nhiên, để sử dụng công nghệ này, khoản tiền đầu tư cũng rất lớn.

Ngoài dầu tảo là nguồn protein dựa vào vi sinh vật, và điều này đã làm cho nhiều nhà đầu tư bị lôi cuốn, trong khi nguồn thức ăn chăn nuôi theo phương pháp này là một giải pháp đầy hứa hẹn nhưng hiện tại vẫn thiếu các nhà đầu tư lớn.

Sản lượng bột cá Peru gần đây tăng thêm 500.000 tấn, do vậy mức giá giảm xuống còn 1.200 USD/tấn (1.025 EUR/tấn).

Với mức giá như vậy, Nikolik tin rằng các nhà đầu tư không muốn đưa các sản phẩm thay thế vào chuỗi sản xuất hoặc thậm chí bắt đầu tay vào thử nghiệm, nhưng nếu giá tiếp tục tăng lên mức trên 1.700 USD/tấn (1.452 EUR/tấn) hoặc 1.800 USD/tấn (1.538 EUR/tấn) thì các đầu tư nên xem xét việc thử nghiệm.

Trong thời gian tới, sự đổi mới sẽ là điều thiết yếu đối với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi nếu muốn tiếp tục phát triển.

Trong khi đó, tiến bộ công nghệ là chìa khóa để giải quyết những thách thức về vấn đề sinh học trong nuôi trồng thủy sản và Nikolik cho biết đã có những "phát triển không thể tin được" trong vài năm qua trong việc vượt qua một số rủi ro liên quan đến nuôi trồng hiện nay.

Các mô hình trang trại mới đã được triển khai đối với một số loài như tôm - chuyển sang các cấp độ sản xuất với an toàn sinh học cao hơn, trong khi các nhà sản xuất cá hồi salmon đang tìm cách cô lập các trang trại nuôi sang môi trường nuôi biển từ các khu vực nuôi nội địa, sử dụng công nghệ khép kín và vùng phụ cận biển và nuôi trồng thuỷ sản ngoài khơi.

Tuy chưa thể chắc chắn những mô hình trên sẽ tồn tại lâu dài và có tính khả thi về mặt thương mại, nhưng điều đó cho thấy sự tiến bộ dần trong ngành. Tuy nhiên, đây không chỉ là về sự đổi mới mà quan trọng hơn là tính hợp tác giữa các tổ chức.

Sự mở rộng về tiến bộ công nghệ trong nuôi trồng thủy sản đã thu hút nhiều nhà đầu tư toàn cầu trong ngành thủy sản.

Việc đưa ngành nuôi trồng thủy sản đến gần hơn với ngành công nghiệp chế biến nông sản có thể mang lại nhiều lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ từ các ngành khác, giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn, quy mô được cải thiện và sự cộng lực tốt hơn trong thu mua nguyên liệu cũng như tiếp thị và phân phối.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục