EU, Na Uy và quần đảo Faroes nâng hạn ngạch cá thu lên 41%

(vasep.com.vn) EU, Na Uy và quần đảo Faroe đã tăng hạn ngạch cá thu Đông Bắc Đại Tây Dương năm 2020 lên 41%, với mức 922.000 tấn.

Động thái này phù hợp với những khuyến nghị mới nhất của Hội đồng quốc tế về thám hiểm biển (ICES) đưa ra ngày 1/10/2019. Tổ chức này đã tăng mức khai thác khuyến nghị theo năng suất bền vững tối đa (MSY) từ 770.358 tấn lên 922.064 tấn.

ICES cũng lưu ý, hạn ngạch khuyến nghị năm 2019 đã được sửa đổi tăng từ 318.403 tấn lên 770.358 tấn vào tháng 5/2019. Sản lượng khai thác trong năm 2018 được thiết lập ở mức 864.000 tấn. Đây không phải là hạn ngạch được quốc tế chấp thuận, mà là tổng hạn ngạch đơn phương thiết lập ra của mỗi quốc gia.

Chính những hạn ngạch được thiết lập đơn phương này đã đẩy nhanh việc đình chỉ chứng nhận của Hội đồng quản lý hàng hải (MSC) đối với khai thác trong năm 2018. Trữ lượng cá thu rất lớn, nhưng việc thiếu kế hoạch quản lý sản lượng khai thác đã dẫn đến sản lượng khai thác cao hơn khuyến nghị năm này qua năm khác. Đó là lý do tại sao, trong khi chờ "các cuộc họp hài hòa" gần đây, việc đình chỉ chứng nhận vẫn được giữ nguyên.

Tổ chức Ngư dân Killybegs của Ai len (KFO) đã mô tả việc tăng hạn ngạch như một sự thúc đẩy đáng mong chờ và là một sự đổi mới so với trước đây về mặt khoa học. Hạn ngạch của Ailen năm 2020 là 78.054 tấn, tương ứng với mức tăng 22.740 tấn so với hạn ngạch khai thác năm 2019 là 55.314 tấn.

Sean O'Donoghue, Giám đốc điều hành của KFO cho biết, năm 2018 tổ chức này không đồng tình với những khuyến nghị của ICES khi ICES đưa ra mức hạn ngạch 318.403 tấn. Tuy nhiên, tháng 5/2019, ICES đã đưa ra mức hạn ngạch mới 770.358 tấn cho năm 2019 và tăng lên mức 922.064 tấn năm 2020. Đây là mức tăng gần 190% so với mức khuyến nghị của ICES trong tháng 9/2018.

KFO phê phán quyết định tăng hạn ngạch đơn phương cá thu trong năm 2019 của Iceland, Nga và Greeland trong một cuộc họp giữa các quốc gia ven biển được tổ chức tại London, Anh. Iceland đã tăng hạn ngạch từ 107.000 tấn lên 140.000 tấn. Theo đó, tỷ lệ hạn ngạch đơn phương của Iceland đã tăng 21,5% so với tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC). Kể từ năm 2014, TAC đơn phương trung bình của Iceland đã đạt 16,5% - vượt quá sản lượng đã được thiết lập cho 3 bên ngoài thỏa thuận là Iceland, Nga và Greenland. Ông Donoghue cho biết, cần có các biện pháp thích hợp đưa ra nhằm ngăn chặn việc 3 quốc gia này tăng hạn ngạch đơn phương vì điều này ảnh hưởng đến tính bền vững của trữ lượng cá thu ở khu vực.

Trong tháng 7/2019, Kristgeirsson, Giám đốc điều hành của công ty khai thác Vinnslustodin cho rằng tin tức  tăng hạn ngạch có thể là tin tốt trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài đây là một điều không tốt. Việc thiếu một thỏa thuận là một điều không tốt  Điều quan trọng là các quốc gia phải đạt được thỏa thuận công bằng trong khai thác cá thu một cách bền vững.

Nếu tất cả các quốc gia đều đưa ra hạn ngạch đơn phương của mình, đó sẽ là một vấn đề xấu và các quốc gia sẽ phải chịu hậu quả. Tuy nhiên, ông Kristgeirsson cho biết, Chính phủ Iceland đã cố gắng đạt được thỏa thuận với EU và các quốc gia khác, nhưng họ đã không thể thực hiện được.

Căng thẳng vẫn còn tiếp diễn

Việc thiếu các quy tắc kiểm soát thu hoạch và quản lý nghề cá giữa 3 quốc gia/tổ chức (EU, Na Uy và quần đảo Faroes), với các quốc gia Iceland, Greenland và Nga là lý do khiến chứng nhận MSC bị đình chỉ.

Trong một cuộc họp của Ủỷ ban thủy sản của EU trong tháng 9/2019, đại diện của Greenland đã nêu ra lý do nước này đơn phương nâng hạn ngạch cá thu.

Trong năm 2018, EU, Na Uy và Faroes đã gia hạn thỏa thuận hạn ngạch năm 2014 mà không bao gồm Greenland  hay Iceland, trong khi trước đây các quốc gia này nằm trong thỏa thuận. Do đó, Greenland đã đơn phương đặt ra hạn ngạch cá thu của riêng mình, mặc dù nước này vẫn muốn đối thoại với những quốc gia khác nhằm  thiết lập một thỏa thuận chính thức và lâu dài.

Tuy nhiên, đánh giá theo tuyên bố của KFO, cuộc họp lần này không có nhiều cuộc đối thoại mang tính xây dựng, do đó tình trạng căng thẳng vẫn còn tiếp diễn.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục