Đức dự kiến hợp tác với Indonesia trong ngành thủy sản

(vasep.com.vn) Giám đốc Quan hệ Quốc tế tại Hamburg, Heinz Werner Dickmann, cho biết nhu cầu tiêu dùng và tái XK thủy sản ở Đức sẽ tăng, nhờ vào sự hợp tác giữa Đức và Indonesia trong tương lai.

Ông Dickmann cho biết, để đáp ứng nhu cầu, Đức phụ thuộc lớn vào nguồn NK từ các nước sản xuất thủy sản khác, trong đó có Indonesia.

Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp và các nhà bán buôn thủy sản Đức, Matthias Keller, cho biết Đức là trung tâm công nghiệp chế biến thủy sản lớn thứ tư của châu Âu. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Đức cũng cao, đạt mức 14 kg/người vào năm 2013.

Con số này dự kiến sẽ tăng mỗi năm do lối sống của người Đức thay đổi và nhu cầu tiêu thụ thịt đỏ giảm. Tiêu thụ thủy sản đã tăng đều tại Đức trong những năm qua, từ 1,11 triệu tấn năm 2013 lên 1,15 triệu tấn vào năm 2016.

Theo Keller, xu hướng trên cho thấy Đức là thị trường tiềm năng lớn đối với thủy sản của Indonesia.

Là một thành viên của Liên minh châu Âu, Đức luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hợp pháp trong ngành và cũng là một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới, Đức theo dõi chặt chẽ việc phát triển chính sách thủy sản của Indonesia.

Theo Dickmann, ngoài tiềm năng cung cấp sản phẩm thủy sản, hợp tác với Indonesia cũng sẽ tăng giá trị thương mại song phương giữa hai nước.

Ông Budhi Wibowo, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Chế biến Thủy sản Indonesia (AP5I) cho biết, XK tôm, cua và cá ngừ chiếm lần lượt là 42,43%, 13,86% và 9,34% trong tổng XK thủy sản của nước này vào năm 2015. Thị trường Liên minh Châu Âu chiếm 7,8% thị phần.

Về tiềm năng, Tổng thư ký Hiệp hội cá ngừ Indonesia, Hendra Sugandhi, cho biết sản lượng cá ngừ của Indonesia khá cao. Các sản phẩm cá ngừ được chế biến và đóng hộp trước khi XK sang Đức.

Tính bền vững và thuế NK là những trở ngại chính đối với XK cá ngừ của Indonesia sang thị trường Liên minh châu Âu, với cá ngừ thăn tươi và đông lạnh chịu mức thuế là 14,5% và cá ngừ đóng hộp chịu mức thuế là 24%.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu, AP5I đã mời các DN Đức trong  ngành này tham gia vào việc nâng cao năng lực trong ngành nuôi trồng thủy sản của Indonesia, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định, năng lực sản xuất và chất lượng.

Đến nay, nuôi trồng thủy sản của Indonesia chỉ đạt 36,97% tiềm năng của nó. Các nhà máy cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các yêu cầu trong chế biến các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là các thiết bị bảo quản lạnh.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục