Đánh giá khác nhau về khối lượng nhập khẩu thủy sản của Mỹ

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được công bố gần đây đã đặt ra nghi ngờ về một lập luận chính sách nền tảng cho các phân khúc của ngành thủy sản Mỹ.

Trong nhiều năm, các quan chức chính phủ, những người ủng hộ nuôi trồng thủy sản, các chuyên gia trong ngành và thậm chí các nhà môi trường đã liên tục trích dẫn rằng 90% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ đến từ thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, 3 nhà nghiên cứu Jessica Gephart, Halley Froehlich và Trevor Branch cho rằng những con số thống kê lặp đi lặp lại này không chính xác và chỉ ra con số thực tế gần 65%.

Con số thống kê 90% tạo ra một giả định rằng tất cả lượng NK chỉ chứa thủy sản khai thác nước ngoài. “Mặc dù điều này có vẻ hợp lý, nhưng không phải luôn luôn như vậy; một lượng lớn thủy sản cập cảng vào Mỹ sẽ được XK để chế biến và vận chuyển trở lại Mỹ, thông tin được các nhà nghiên cứu viêt trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ”.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng các tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc ước tính các sản phẩm NK chỉ chiếm 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ.

Theo những nhà nghiên cứu này, Trung Quốc NK 31,3% tổng lượng XK thủy sản của Mỹ. Trong đó, khoảng 57% sau khi chế biến sẽ được NK lại vào Mỹ. Cùng với sản lượng khai thác không được báo cáo ở mức khoảng 8%. Như vậy, con số 90% của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) sẽ giảm xuống còn khoảng 65%.

John Ewald, Giám đốc phụ trách các vấn đề công cộng của NOAA, không phản biện về kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, ông nói rằng các tác giả đã tính toán tỷ lệ thủy sản có nguồn gốc nước ngoài trong các sản phẩm người Mỹ tiêu thụ.

Đây là một khác biệt so với tổng NK thủy sản, bao gồm các sản phẩm được chế biến ở nước ngoài nhưng có nguồn gốc từ Mỹ, Ông Ewald nói với SeafoodSource.

Với cách hiểu đó, nếu các công ty ở Alaska có thể tự chế biến nhiều hơn sản lượng khai thác của họ hoặc tìm được các nhà chế biến giúp mang lại hiệu quả chi phí ở những nơi khác ở Mỹ, điều đó sẽ giúp giảm đáng kể con số 90%.

Trong khi điều này có vẻ giống như một cuộc tranh luận về ngữ nghĩa, cả hai bên đều cho thấy đất nước phải đối mặt với thâm hụt thương mại thủy sản gây ra ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ.

Dưới thời chính quyền tổng thống Trump, các quan chức chính phủ đã đưa ra con số 90% là lý do chính để tìm cách tăng sản lượng và sản xuất trong nước.

Rõ ràng, sản xuất trong nước nhiều hơn sẽ dẫn đến nhiều việc làm ở Mỹ, không chỉ trong ngành thủy sản mà còn ở những lĩnh vực khác khi các tác động thứ cấp sẽ tạo ra những công việc mới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc mở rộng nghề cá tự nhiên sẽ không làm giảm sự phụ thuộc vào hàng NK.

Do đó, họ tuyên bố nghề cá của Mỹ sẽ phù hợp hơn bởi các chính sách mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài. Điều đó đặt ra nghi ngờ về các chính sách thương mại công kích của đất nước, đặc biệt là các chính sách chống lại Trung Quốc và Liên minh châu Âu.

Kể từ khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với việc áp thuế đối với hàng hóa của hai bên, ngành thủy sản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm của Alaska, các sản phẩm vốn bị áp thuế hai lần - thuế bị áp đặt bởi Trung Quốc và thuế bị áp đặt bởi Mỹ khi sản phẩm được NK lại từ Trung Quốc.

Các nhà lập pháp tiểu bang Maine đang nỗ lực cứu trợ cho những người nuôi tôm hùm của họ, nơi có tác động kinh tế 1,5 tỷ USD (1,3 tỷ EUR) đối với nền kinh tế nhà nước.

Tháng trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Susan Collins đã viết thư cho cố vấn cấp cao về chiến lược thủy sản của NOAA để yêu cầu sự giúp đỡ. Collins lưu ý rằng Maine đạt mức tăng 169% doanh số bán tôm hùm cho Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, khi Trung Quốc áp thuế 25% đối với tôm hùm Mỹ vào tháng 6 năm 2018, doanh số này đã giảm nhanh chóng do các doanh nghiệp Trung Quốc đang giả mạo giao dịch với các thương gia Canada.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục