Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến ngành thủy sản

(vasep.com.vn) Trong khuôn khổ 2 bài báo, trang tin Undercurrentnews đã khắc họa ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với thương mại các các ngành XNK sản phẩm thủy hải sản như cá hồi, cá tuyết, tôm, tôm hùm, mực, cua và cá ngừ và dự báo các biến chuyển có thể tiếp tục thay đổi nếu như chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang.

Trong biểu đồ, có thể thấy chiến tranh thương mại giữa hai nước có ảnh hưởng lớn nhất tới thị phần ngành thủy sản so với các ngành cung cấp protein động vật khác. Chỉ riêng giá trị XK phi-lê cá của Trung Quốc sang thị trường Mỹ đã vượt trên tổng thương mại song phương của tất cả các sản phẩm thịt giữa hai nước.

Theo thống kê của ITC, thương mại thủy sản Mỹ - Trung lớn hơn giá trị thương mại thủy sản song phương của tất cả các nước khác. Vì vậy, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cam kết giảm thâm hụt thương mại đã gây ra nhiều sự quan ngại cho các doanh nghiệp thủy sản. Ngày 6/7/2018, nỗi sợ hãi đã thành hiện thực khi Trung Quốc quyết định áp mức thuế NK 25% cho 224 mặt hàng thủy hải sản của Mỹ nhằm trả đũa các mức thuế Mỹ áp dụng cho hàng hóa Trung Quốc, đẩy ngành thủy sản vào cuộc chiến tranh thương mại.

Tại sao Trung Quốc, một quốc gia không đánh bắt cá hồi  hay cá tuyết, lại trở thành nhà cung cấp philê cá tuyết và cá hồi lớn nhất cho Mỹ? Và tại sao Hoa Kỳ, nơi đánh bắt cá hồi  hay cá tuyết, lại xuất nhiều cá này đến Trung Quốc hơn bất kỳ nước nào khác?

Quay lại năm 2000, khi Trung Quốc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ hiểu rằng các nhà XK Trung Quốc có cơ hội tiếp cận bình đẳng tới những thị trường lớn nhất thế giới có mức thuế quan thấp, trong đó có Mỹ và EU. Sau sự kiện gia nhập WTO, việc chuyển cá do các đội tàu đánh Bắc Mỹ và châu Âu đánh bắt qua  nửa vòng trái đất tới Trung Quốc để chế biến sẽ tốn ít chi phí hơn so với chi phí cho các công nhân Mỹ hoặc châu Âu phile và đóng gói.

Thật vậy, hiệu quả của việc Trung Quốc gia nhập WTO có thể thấy rõ trong XK thủy sản của nước này; trong thập kỷ sau năm 2001, XK hải sản của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng trưởng mạnh, tăng hơn gấp 3 lần lên 2,76 tỷ USD .

XK thủy sản Trung Quốc tới thị trường Mỹ tiếp tục gia tăng khi khu vực phía Nam Trung Quốc bắt đầu nuôi cá rô phi và tôm để XK. Tới năm 2010, mức sống của người dân cao hơn, Trung Quốc bắt đầu NK tôm hùm sống và cua Dungeness từ Mỹ để tiêu thụ trong nước, càng tăng thêm thương mại thủy sản giữa 2 nước.

Nhưng Mỹ vẫn bị thâm hụt thương mại thủy sản với Trung Quốc. Và ông Trump muốn giải quyết việc này. Sau 1 năm ông Trump giữ chức Tổng thống, tháng 3/2018 Mỹ thực hiện áp thuế 25% cho thép và 15% cho nhôm với lý do đảm bảo an ninh nội địa. Mặc dù NK thủy sản của Mỹ vẫn chưa phải chịu mức thuế trả đũa của Trung Quốc, nhưng mức thuế NK thép, thịt, hoa quả và các loại hạt đã lên tới 3 tỉ USD tính đến ngày 31/3, và chắc chắn trong tương lai gần thủy sản cũng không ngoại lệ.

Ngày 15/6/2018, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng mức thuế bổ sung 25% lên 224 sản phẩm thủy sản XK của Mỹ, nhằm trả đũa việc áp thuế lần hai của Mỹ được công bố từ 3 ngày trước đó. Điều đó cho thấy: thứ nhất, thủy sản Mỹ chiếm một tỉ lệ lớn trong số thủy sản NK vào Trung Quốc; thứ hai, hầu hết các sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế đều không giao dịch trong năm 2017.

Tuy nhiên, điều này vẫn gây nhiều quan ngại cho ngành thủy sản Mỹ. Gần như tất cả các sản phẩm NK của Trung Quốc từ Mỹ (ngoại trừ bột cá) bị áp thuế sau ngày 24/8/2018 đều năm trong danh mục của Trung Quốc. Vì phải mất 40 ngày để vận chuyển container hàng từ Mỹ đến Trung Quốc nên các đơn hàng đã bị hủy trước ngày 6/7.

Thực tế, ngay sau khi Trung Quốc công bố danh sách các sản phẩm chịu mức thuế mới, các cơ quan thương mại của Mỹ đã cố gắng xác định xem liệu thủy sản nguyên liệu XK từ Mỹ sang Trung Quốc để tái chế biến có bị ảnh hưởng không. Bộ Thương mại Trung Quốc không nêu rõ chính sách tái xuất của Trung Quốc có áp thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để chế biến hay không.

Mới đây,  Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ cho biết XK cá và giáp xác chế biến của Mỹ sang Trung Quốc để chế biến và tái XK sẽ không phải chịu mức thuế bổ sung, chứng tỏ rằng hơn 50% thủy sản XK của Mỹ sang Trung Quốc sẽ không phải chịu mức thuế nói trên.

Vì vậy, những động thái đe dọa của Trung Quốc đối với ngành thủy sản Mỹ cũng sẽ không để lại nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức thuế này vẫn gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với ngành XK thủy sản Mỹ, đồng thời các biến chuyển có thể xảy ra nếu Mỹ quyết định đưa ra mức thuế NK thủy sản mới nhằm trả đũa cũng sẽ là những chủ đề được quan tâm.   

(Còn nữa…)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục