Các nước Đông Phi đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản

(vasep.com.vn) Các quốc gia ven hồ Victoria thúc đẩy nuôi cá để giải quyết tình trạng lạm thác và thủy sản Trung Quốc nhập khẩu tràn lan.

Nuôi trồng thủy sản là một ngành tương đối mới ở khu vực Đông Phi. Sự tăng trưởng của ngành này để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân với cá, một nguồn protein có giá trị kinh tế và ngày càng phổ biến. Điều này đã dẫn đến việc lạm thác và cạn kiệt các loài tự nhiên như cá da trơn châu Phi và cá rô phi sông Nile.

Theo Jessy Lugya, Viện nghiên cứu nguồn lợi thủy sản quốc gia Uganda (NaFIRRI), chính quyền đang tìm cách đáp ứng mục tiêu sản xuất cá của họ bằng cách xây dựng các khu nuôi trồng thủy sản. Bộ Nông nghiệp, Vật nuôi và Thủy sản Uganda đã hoàn thành các kế hoạch ban đầu và hiện đang quyết định địa điểm cho các khu vực nuôi để xây dựng những ao nuôi sản xuất “cá chất lượng”.

Chính phủ  Uganda xem nuôi trồng thủy sản là một ngành công nghiệp có thể cải thiện sinh kế  và giúp nước này tiến tới mức thu nhập trung bình.

Sản lượng NTTS nước ngọt và nước mặn ở Kenya đạt 14.952 tấn. Tuy nhiên, nước này muốn tăng gấp đôi mức này. Một trong những lý do việc gia tăng này là Kenya hiện nhập khẩu 5.900 tấn cá mỗi năm, phần lớn là cá rô phi đông lạnh từ Trung Quốc. Bà Lugya cho biết sự hỗ trợ chính thức cho hoạt động NTTS chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá ngày càng tăng của địa phương và chấm dứt tình trạng lạm thác ở đây. Việc giảm nhập khẩu cá  cũng làm giảm nguy cơ lây lan loại virus cá rô phi nguy hiểm được báo cáo ở Ai Cập, Thái Lan và Colombia.

Tuy nhiên, việc mở rộng nuôi trồng thủy sản có nhiều tác động, đặc biệt là đối với môi trường. Cơ quan quản lý môi trường quốc gia (Nema) sẽ tiến hành đánh giá tác động môi trường của các khu vực nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch.

Trên khắp Đông Phi, ngành nuôi trồng thủy sản cũng phải đối mặt với những thách thức liên quan đến chất lượng thức ăn cho cá, phần lớn được nhập khẩu, cũng như hệ thống xử lý không đáp ứng yêu cầu sau thu hoạch và thiếu cơ sở hạ tầng đầy đủ để đối phó với dịch bệnh.

Mối quan hệ hợp tác của Uganda với Tanzania và Kenya cũng đã được cải thiện. Thông qua Tổ chức Thủy sản Hồ Victoria, ba nước đã xây dựng chính sách đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Cộng đồng Đông Phi. Điều này sẽ giúp thúc đẩy việc sử dụng bền vững hồ để nuôi trồng thủy sản cũng như thực hành đánh bắt tự nhiên tốt hơn.

Để thúc đẩy hơn nữa nuôi trồng thủy sản, các nhà khoa học trong khu vực đã phát triển các giống cá phát triển nhanh hơn. Chính phủ Uganda hy vọng rằng, với những sự hỗ trợ như này, nuôi trồng thủy sản có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và nhu cầu, giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào cá tự nhiên. Theo ông Lukunya, mục đích của chương trình để xác định liệu NTTS có thể bổ sung cho khai thác tự nhiên và thay thế cá khai thác tự nhiên làm nguồn cung chính ở Uganda và khu vực.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục