Australia: Tiêu thụ cá đóng hộp cao hơn thủy sản tươi sống

(vasep.com.vn) Australia là quốc gia có bờ biển dài bao quanh, do vậy các sản phẩm thủy sản tươi sống khá phong phú, tuy nhiên, thủy sản đóng hộp và đông lạnh vẫn là những mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm đến 50% tổng tiêu thụ.

Trong phân tích toàn cầu về thái độ và hành vi của người tiêu dùng thủy sản, 75% người Australia cho biết họ quan tâm đến nguồn thủy sản bền vững, đây là ưu tiên hàng đầu, trong khi hơn 50% người được hỏi sẵn sàng trả giá cao hơn cho thủy sản được chứng nhận bền vững. Đây là dữ liệu mới nhất được đưa ra bởi tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Quản lý Biển (MSC).

Nhãn MSC được biết đến là nhãn sinh thái xanh, dán trên sản phẩm, đảm bảo về truy xuất nguồn gốc từ các loài thủy đánh bát tự nhiên, và được kiểm chứng độc lập.

Nhu cầu về các sản phẩm được chứng nhận ngày càng tăng, và người tiêu dùng càng quan tâm hơn nữa về vấn đề truy xuất nguồn gốc của thực phẩm họ mua.

Công ty GlobeScan đã thực hiện một nghiên cứu độc lập trên 16.000 người tiêu dùng tại 21 thị trường trên toàn cầu. Số liệu thu thập được cho thấy, trung bình, người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn 11% cho các sản phẩm thủy sản được chứng nhận MSC.

Ở Australia, đa số người dân mua cá và các sản phẩm thủy sản tại các siêu thị, trong đó chủ yếu là từ các siêu thị lớn như Coles, Woolworths, ALDI và IGA.

Coles và IKEA là các siêu thị có đầy đủ chứng nhận MSC và truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm thủy sản tươi sống và đóng gói, trong khi Woolworths, IGA và ALDI là các siêu thị cung cấp các sản phẩm thủy sản đông lạnh và đóng hộp được chứng nhận MSC.

Coles cho biết, nhu cầu về thủy sản bền vững tăng mạnh trong năm qua, với một số loài phổ biến là tôm sú và cá hồi salmon.

Nghiên cứu cho thấy 24% người tiêu dùng tại Australia đã từng nhìn thấy nhãn MSC và mục tiêu của Hội đồng MSC là tiếp tục tập trung xây dựng nhận thức đối với nhãn MSC của khách hàng.

Năm ngoái, công ty cá ngừ Walker Seafoods tại Queensland, Australia đã được trao chứng nhận MSC sau nhiều năm nỗ lực làm việc.

Giám đốc quản lý của Heidi Walker cho biết, công ty cung cấp các sản phẩm thủy sản được chứng nhận tới các nhà hàng và nhà bán buôn trên khắp Australia, và nhận thấy rằng nhu cầu đối với thủy sản bền vững ngày càng tăng. Các sản phẩm được chứng nhận MSC của công ty chiếm đến 15-20% tổng sản phẩm.

Người tiêu dùng Australia có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đóng gói nhiều hơn. Hơn nữa, thủy sản tươi sống tại đây luôn ở mức giá cao.

Hiện tại có 286 loài thủy sản tại 36 quốc gia được chứng nhận MSC, chiếm tổng sản lượng thủy sản hàng năm là khoảng 9 triệu tấn, tương đương 10% tổng sản lượng toàn cầu hàng năm.

Hơn 20.000 sản phẩm thủy sản trên thế giới mang nhãn MSC.

Tại siêu thị Aldi của Đức, chứng nhận MSC được áp dụng cho tất cả các thủy sản đông lạnh và đóng gói từ năm 2009.

Một phát ngôn viên của Aldi tại Australia cho biết, xác định một loài thủy sản bền vững, độc lập bằng cách "đo năng suất tối đa bền vững, phương pháp đánh bắt, phương thức quản lý thủy sản và tỷ lệ phần trăm theo khối lượng đánh bắt".

Đầu năm nay, MSC đã cho biết khoảng 30% sản lượng thủy sản trên thế giới vẫn còn dán nhãn sai.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục