Sản xuất

Nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi nhu cầu liên kết trong việc cung ứng đầu vào, bao tiêu đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản giữa hợp tác xã và doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo “Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị” với sự tham gia của đại diện gần 70 hợp tác xã và 14 doanh nghiệp.

Vừa qua, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện Cao Lãnh và Cty Cổ phần AquaBox đã triển khai mô hình sản xuất tôm - lúa nước ngọt và mô hình nuôi tôm, cá tra giống bằng công nghệ Biofloc.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020. Trong kế hoạch tái cơ cấu 3 nhóm sản phẩm chiến lược, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái…

Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị đối thoại để thúc đẩy quá trình nhập khẩu giữa 100 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam với Hiệp hội nhập khẩu thuỷ sản Australia.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước sản lượng khai thác thủy sản 11 tháng năm 2017 đạt hơn 3 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ.

Ngày 9/12, tại TPHCM, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp TPHCM tăng cường đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp.

Trong khuôn khổ đề tài “Đánh giá các trở ngại và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước thải cho KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng”, Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ môi trường – trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu, lắp đặt thử nghiệm mô hinh Pilot nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại Công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng.

Nuôi trồng thủy sản của nước ta thời gian qua đối mặt với nhiều rủi ro và cản ngại, như: dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khó truy nguyên nguồn gốc… Một trong những giải pháp khắc phục hiệu quả thực trạng này là áp dụng công nghệ tiến tiến vào nuôi trồng thủy sản - công nghệ 4.0.

Chưa năm nào kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản tăng vọt lên 1 tỷ USD như 2017, từ 7 tỷ đã tăng lên 8,2 tỷ USD là thành công lớn của ngành.

Với bờ biển dài 250 km, diện tích mặt nước hơn 6.000 km2, cùng hơn 43 nghìn héc-ta rừng ngập mặn và bãi triều là điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS), với nhiều giống hải sản có giá trị kinh tế cao.

Toàn TP.Hà Nội hiện có 21.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Hà Nội sẽ vào khoảng 250.000 tấn/năm, vì vậy thành phố đang có chủ trương xây dựng các vùng NTTS tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Nếu như đầu năm 2017, ngành thủy sản dè dặt đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 7,4 tỷ USD, thì nay, ngành này đang tự tin có thể cán mốc 8 tỷ USD khi nhiều thị trường xuất khẩu mới ghi nhận sự tăng trưởng đột phá.

Nói đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp, rồi đi theo xu hướng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… nhưng dưới đất là những bài toán ngổn ngang.

Bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ, với sức tàn phá ghê gớm đã gây rất nhiều thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân. Hàng nghìn tàu cá bị sóng biển đánh chìm, hư hỏng nặng; hàng chục ngàn lồng bè nuôi trồng hải sản bị sóng đánh vỡ…

Ngày 22/11, tại thành phố Cần Thơ, Ban quản lý dự án "Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam" do Liên minh châu Âu tài trợ (được thực hiện bởi Tổ chức Oxfam Việt Nam cùng Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững ) phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị "Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam".