(vasep.com.vn) XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi giảm nhẹ trong 2 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã phục hồi nhẹ trong tháng 3 và tăng mạnh trong tháng 4 năm nay. Dự kiến, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 5.

Chấp hành các quy định của Luật Thủy sản về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS), Nghệ An đã có nhiều nỗ lực vận động các chủ tàu cá lắp đặt để vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản theo quy định.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT), tổng sản lượng thủy sản khai thác quý I năm 2020 đạt 841 nghìn tấn, (tăng 1,9% so với cùng kỳ), trong đó khai thác hải sản đạt 806 nghìn tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng khai thác cá nổi nhỏ (cá trích, cá cơm, cá nục…) tăng khá, chủ yếu xuất hiện nhiều ở ven biển Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Sản lượng cá ngừ đại dương trong quý I năm 2020 đạt 25.160 tấn, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc NK mực, bạch tuộc từ 9 thị trường, trong đó Việt Nam là thị trường nguồn cung lớn thứ 3. NK mực, bạch tuộc của Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đạt gần 96 triệu USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hàn Quốc. NK mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ các nguồn cung chính đều giảm.

Ngày 3/6, Chi cục Thuỷ Sản – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Đà Nẵng cho biết, 526 tàu cá tại Đà Nẵng đã thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) theo quy định.

Thủy sản là một trong những mặt hàng chủ lực XK của Việt Nam, hàng năm vẫn duy trì đà tăng trưởng, góp phần vào hoàn thành mục tiêu XK chung của ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh XK gặp nhiều khó khăn, để giúp các DN, địa phương vượt khó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các đơn vị có liên quan tổ chức Tuần hàng cá tra và các sản phẩm thủy sản tại Hà Nội năm 2020.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2020, XK chả cá, surimi của Việt Nam đạt trên 93 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019. XK cua ghẹ của Việt Nam đạt 44,5 triệu USD, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ lâu, Viện Nuôi trồng thủy sản (NTTS) - Trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao. Nối tiếp đam mê, các nhà khoa học của Viện NTTS đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, mong muốn hoàn thiện công nghệ “dẫn lối” cho nghề nuôi biển phát triển bền vững.

Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến đồ hộp, đầu tư các kho lạnh dự trữ để sau dịch xuất sang các thị trường sắp mở cửa trở lại

Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT cho biết, Việt Nam đang vào mùa vụ thu hoạch nhiều loại trái cây, nông sản, thực phẩm... nên trong thời gian sắp tới, sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại lớn để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do nhu cầu tiêu dùng tại nước này đang cần số lượng rất lớn sau dịch bệnh.

Nhiều buổi không thể tập hợp được đảng viên, chi bộ phải sử dụng máy bộ đàm hoặc điện thoại I-Com để tổ chức sinh hoạt

(vasep.com.vn) Hàn Quốc là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42% tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm 6% trong tháng 4/2020 đạt 18,9 triệu USD. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 63,4 triệu USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Dịch vụ thực phẩm chiếm khoảng 70% tổng thị trường sò điệp của Mỹ. Nhu cầu sò điệp tại phân khúc dịch vụ thực phẩm tại Mỹ giảm từ 75% - 80% do tác động của dịch Covid khiến các nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc chấp nhận đi con đường khó là làm chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ sự phong phú của thủy hải sản Việt Nam.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản