(vasep.com.vn) Tháng 3/2020, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 41,6 triệu USD, giảm 20,3% so với tháng 3/2019. Quý 1 năm nay, XK mực, bạch tuộc đạt 107,4 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Tác động của dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu và khó khăn về nguyên liệu sản xuất khiến XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong quý 1 năm nay tiếp tục đà giảm từ năm 2019.

Đối với ngư dân Quảng Nam, thời gian qua, hoạt động khai thác thủy sản trên biển tăng cao, thu nhập của ngư dân ổn định.

Tiền bán cá chỉ bù đủ chi phí, thậm chí có lúc bị lỗ, đây đang là nỗi lo lớn nhất của ngư dân kể từ khi xuất khẩu thủy sản bị "đóng băng" do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đáp ứng quy định khắt khe của IUU, Quảng Ninh đã hỗ trợ ngư dân bám biển thông qua vay vốn đóng thuyền, đồng thời khuyến khích người dân chuyển đổi nghề phù hợp.

Từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu ổn định ngư trường và nguồn lợi thủy sản xuất hiện nhiều nên đa số tàu khai thác xa bờ hoạt động có hiệu quả.

(vasep.com.vn) Giá bán lẻ bạch tuộc hấp tại Tokyo và Osaka trong 3 tháng đầu năm 2020 đều giảm so với các tháng cùng kỳ năm 2019.

(vasep.com.vn) Bộ Thủy sản và Đại dương Canada (DFO) cho biết, việc mở cửa ngư trường khai thác cua tuyết năm 2020 tại Newfoundland và Labrador tạm thời bị hoãn.

(vasep.com.vn) Theo Sở Thủy sản tỉnh Tottori, giá cua tuyết "Matsuba-gani" trong tháng 2/2020 đạt mức 3.602 yên – giảm khoảng 20% so với mức trung bình năm và đạt mức thấp kỷ lục trong tháng 2 kể từ năm 2014.

(vasep.com.vn) Người nuôi và kinh doanh cua ở các vùng ven biển tại Bangladesh đang gặp nhiều khó khăn do XK cua của nước này bị đình trệ vì Covid-19. Trung Quốc – thị trường chính NK cua của nước này đã áp dụng lệnh cấm NK hôm 25/1/2020 trong khi thời điểm này là dịp XK cua của Bangladesh sôi động nhất.

Khánh Hòa là địa phương có nghề khai thác, đánh bắt thủy sản phát triển mạnh ở khu vực miền Trung. Qua rà soát của ngành Thủy sản, toàn tỉnh hiện có khoảng 4.079 tàu, trong đó tàu có chiều dài từ 15m trở lên là 814 tàu; sản lượng thủy sản khai thác hàng năm đạt hơn 96.000 tấn, lao động trực tiếp khai thác thủy sản khoảng 33.000 người. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 44 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu thủy sản đến 64 thị trường trên thế giới. Chính vì thế, việc thực hiện nghiêm kế hoạch hành động quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), khắc phục thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC) đối với Việt Nam và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về chống khai thác IUU sẽ giúp nghề cá tỉnh phát triển bền vững.

Dù vụ cá Nam mới khởi động, tuy nhiên nhiều tàu hành nghề lưới vây, rê pha xúc ở các tỉnh Nam Trung bộ trúng luồng cá nổi như nục, ngân, cơm.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, 3 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 chưa ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, nên sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 8.938 tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 25,5% kế hoạch năm 2020.

Thông tin từ phòng Kinh tế, quận Đồ Sơn cho biết, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn trong quý I ước đạt 2.840 tấn, bằng 29,7% kế hoạch; tổng giá trị khai thác thủy sản ước đạt 114.570 triệu đồng, bằng 25,95% với kế hoạch quận. Quý I, quận Đồ Sơn cũng duy trì hoạt động của 147 tàu cá, trong đó có 14 phương tiện khai thác xa bờ, 37 tàu đáy tuyến lộng và 96 tàu, thuyền khai thác gần bờ.

(vasep.com.vn) Hai tháng đầu năm 2020, khối lượng cua tươi giao dịch tại các chợ cá trung tâm ở Tokyo đạt 170 tấn, trị giá 573 triệu yên, tăng 28% về khối lượng và 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá trung bình đạt 3.370 yên/kg, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Hai tháng đầu năm 2020, khối lượng mực tươi giao dịch tại các chợ cá trung tâm ở Tokyo đạt 1.142 tấn, trị giá 1.117 triệu yên, tăng 8% về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá trung bình đạt 978 yên/kg, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản