Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Nam Định, con ngao đang là một trong những đối tượng nuôi chủ lực. Được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các ngành chức năng, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của các cơ sở nuôi nên nghề nuôi ngao đã khẳng định được vị thế.

(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp nhuyễn thể chân đầu phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, và với việc các nhà hàng và khách sạn đóng cửa do Covid-19, doanh số bán hàng sụt giảm mạnh. Điều này cũng đã tác động tới xuất khẩu của Thái Lan.

Nhờ có nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý, số lượng tàu khai thác thủy, hải sản trên biển của tỉnh Nghệ An ngày càng phát triển, sản lượng đánh bắt cũng tăng. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được bà con ngư dân quan tâm đầu tư đúng mức đã làm ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm.

Sáng 7/6/2021, Uỷ ban Hải sản VASEP, Ban điều hành chương trình chống khai thác IUU của VASEP cùng với các DN chế biến XK hải sản đã có cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản và Cục Thú y để trao đổi về các bất cập trong chuỗi khai thác, chế biến, xuất khẩu hải sản khai thác, đưa ra các kiến nghị tháo gỡ các vướng mặc nhằm khơi thông xuất khẩu và hướng tới tháo gỡ thẻ vàng IUU cho hải sản khai thác của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Trong tháng 5/2021, nhập khẩu ghẹ cắt miếng đông lạnh của Hàn Quốc đạt 771 tấn, tăng 87%, nhiều hơn 413 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu của Hàn Quốc đạt 4.910 tấn, giảm 21% so với cùng kỳ.

5 tháng đầu năm, tuy gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa vẫn đạt hơn 55.560 tấn, tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng cao trong 4 tháng đầu năm nay. Làn sóng Covid-19 thứ 4 đang tiếp tục đẩy doanh nghiệp vào những khó khăn mới.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2021, Hàn Quốc đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 của Việt Nam, đạt hơn 227 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hải sản sang thị trường này chiếm 56% tổng giá trị xuất khẩu, đạt gần 127 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, xuất khẩu các nhóm mặt hàng hải sản của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 (trừ cua ghẹ và giáp xác khác).

Với tổng diện tích nuôi biển tăng trưởng bình quân lên tới 23,3% năm, Việt Nam đang từng bước hình thành các khu nuôi biển tập trung ven bờ, đảo gần bờ và thí điểm các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nuôi biển công nghiệp xa bờ.

(vasep.com.vn) Tháng 4, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt hơn 303 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu hải sản đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam phấn đấu sẽ trở thành quốc gia hàng đầu về công nghiệp nuôi biển trong khối ASEAN và châu Á, đứng tốp 5 trên thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu hải sản nuôi...

Nói đến phát triển bền vững ngành nuôi biển quy mô công nghiệp, Na Uy có nhiều điều để chia sẻ dựa trên những bài học với ngành công nghiệp cá hồi nổi tiếng.

UBND thị xã Hoài Nhơn chủ trương đầu tư xây dựng công trình Cảng cá tổng hợp khu E tại khu phố Thiện Chánh 1, phường Tam Quan Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá và tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho ngư dân, nâng cao chất lượng phục vụ với mục tiêu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã Hoài Nhơn trong tương lai.

(vasep.com.vn) Giá ghẹ xanh (BSC) tại Mỹ đã tăng lên mức khó tin, kéo theo giá ghẹ đỏ (RSC) và cua xanh Venezuela cũng tăng theo và không có dấu hiệu sự giảm tốc.

Nâng cao khả năng thích ứng và chịu đựng trước những tác động bất lợi của thị trường đến từ nhiều nguồn khác nhau là yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản