Xuất khẩu hải sản tiếp tục tăng trong tháng 4/2021

(vasep.com.vn) Tháng 4, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt hơn 303 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu hải sản đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm sản phẩm cua ghẹ và giáp xác khác giảm 3%. Cụ thể, xuất khẩu cá ngừ tăng 15%, xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 10%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 40%.

Xuất khẩu hải sản tiếp tục tăng trong tháng 42021
 Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2021

Xuất khẩu các nhóm sản phẩm cá biển đều tăng

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá biển vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể: 76% trong tổng xuất khẩu thuỷ sản, riêng cá ngừ chiếm 22%. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị xuất khẩu các dòng sản phẩm cá biển đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Cụ thể, xuất khẩu chả cá, surimi đạt 122 triệu USD, tăng 31%, chiếm 12% tổng giá trị xuất khẩu hải sản. Xuất khẩu cá khô (trừ cá ngừ) tăng 38%, đạt gần 64%, chiếm 6% tổng xuất khẩu hải sản.

Nếu không tính cá ngừ, top 5 thị trường xuất khẩu cá biển lớn nhất của Việt Nam gồm CPTPP (chiếm 43%), Mỹ (chiếm 11%), Trung Quốc (chiếm 10%), Hàn Quốc (chiếm 9%) và EU (chiếm 3%). So với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá biển khác của Việt Nam sang các thị trường này hầu hết đều tăng, CPTPP tăng 8%, Mỹ tăng 40%, Trung Quốc tăng 17%, Hàn Quốc tăng 5% và EU tăng 18%.

Xuất khẩu nhuyễn thể sang EU tăng đột biến

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu nhóm các sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 4. Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam đạt 204 triệu USD, chiếm 20% tổng xuất khẩu hải sản, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, nhuyễn thể chân đầu chiếm 16% và nhuyễn thể hai mảnh vỏ chiếm 4% tổng xuất khẩu hải sản. So với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu hai dòng sản phẩm này tăng lần lượt là 10% và 40%.

Riêng nhóm nhuyễn thể chân đầu, giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc ở mức tương đương nhau. So với cùng kỳ, xuất khẩu bạch tuộc có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn. Trong số các dòng sản phẩm nhuyễn thể chân đầu, chỉ có các sản phẩm mực khô, nướng và bạch tuộc khô/muối/tươi/đông lạnh tăng so với cùng kỳ, lần lượt là 20% và 24%.

Top 4 thị trường nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam trong thời gian này gồm Hàn Quốc, CPTPP, Thái Lan và EU. Trong tháng 4, xuất khẩu sang cả 4 thị trường này đều có sự tăng trưởng. Đặc biệt, xuất khẩu sang EU đang tăng với tốc độ ba con số là 115%. Xuất khẩu trong tháng 4 sang cả 3 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong EU cũng đang có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, Italy tăng 234%, Bồ Đào Nha tăng 721% và Hà Lan tăng 207%.

(Lưu ý: Khi sử dụng lại thông tin từ bài viết, đề nghị ghi rõ "Nguồn: VASEP" và kèm đường link bài viết gốc)

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục