Mỹ đang tìm cách thay thế cua huỳnh đế đỏ

(vasep.com.vn) Les Hoges, nhà tư vấn có trụ sở tại Seattle, Washington, đang thảo luận về tình hình xung quanh sự sẵn có của cua huỳnh đế đỏ trên thị trường Mỹ.

Cua huỳnh đế đỏ là mặt hàng hải sản phổ biến tại Mỹ, nhu cầu cua huỳnh đế luôn cao tại thị trường này. Tuy nhiên, do lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Nga và lệnh cấm đánh bắt cá ở Alaska, lượng cung cua huỳnh đế giảm đáng kể. Nguồn cung cua huỳnh đế Nga còn lại cạn kiệt, nguồn cung cua huỳnh đế thu hoạch mới cho thị trường Mỹ, trong đó có cua huỳnh đế Alaska, dự kiến sẽ giảm khoảng 80% so với các năm trước (2021 và 2022). Lượng cung giảm này tương đương khoảng 20-25 triệu pao cua huỳnh đế.

Trước tình hình này, các loài cua và hải sản khác có thể sẽ là sản phẩm thay thế cho cua huỳnh đế. Những lựa chọn thay thế này bao gồm cua tuyết, cua Dungeness, và tôm hùm có thể góp phần mang lại trải nghiệm tương tự như cua huỳnh đế đỏ, mang đến sự đa dạng và đáp ứng sở thích của những người tiêu dùng.

Chú thích ảnh

Cua huỳnh đế đỏ là mặt hàng hải sản phổ biến tại Mỹ, nhu cầu cua huỳnh đế luôn cao

Trước khi lệnh cấm thuỷ sản Nga có hiệu lực, Mỹ đã nhập khẩu 8.486 tấn cua huỳnh đế đỏ từ Nga trị giá 19,7 triệu USD vào năm 2021. 

Vào tháng 10/2022, Bộ cá và Thuỷ sản Alaska thông báo huỷ tất cả các mùa khai thác cua tuyết, cua huỳnh đế đỏ và cua huỳnh đế xanh. Mùa cua tuyết biển Bering, cua huỳnh đế đỏ Vịnh Bristol và Pribilof District, và cả cua huỳnh đế xanh Pribilof District và Saint Matthew Island Section cũng bị huỷ. Những ngư trường đó dự kiến ​​sẽ không được mở lại trong nhiều năm.

Mùa cua hoàng đế Alaska năm 2023-2024 bắt đầu vào ngày 1/8 với tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) khoảng 5,5 triệu pao, tăng 10%, mặc dù sản lượng cua thành phẩm sẽ chỉ đạt khoảng 3,4 triệu pao, không đủ để lấp đầy khoảng trống cung cầu. 

Nga bắt đầu vụ thu hoạch cua lớn

Trong khi đó, Nga sẽ mở cửa khai thác cua huỳnh đế đỏ Viễn Đông vào tháng 9 với hạn ngạch 15.770 tấn, TAC của cua huỳnh đế đỏ biển Barents cho năm 2023 là 12.690 tấn. 

Tính đến ngày 21/6, 229 tấn cua sống và 15.357 tấn cua đông lạnh đã được Nga XK đến thị trường châu Á vào năm 2023. Xuất khẩu cua sống trực tiếp của Nga sang Trung Quốc đạt mức kỷ lục cho đến tháng 6 với 13.919 tấn được xuất khẩu.

Hạn chế nhập khẩu từ Nga, Na Uy trở thành một trong những nguồn cung tôm chính của Mỹ. Na Uy đã xuất khẩu 247 tấn cua huỳnh đế đỏ trong tháng 7, tăng 127% so với năm trước, khoảng 50% trong số đó là cua sống. Hồng Kông, Mỹ và Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm này.

Thuỳ Linh (Theo undercurrentnews)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục