Lệnh cấm hải sản của Nga khiến doanh số bán cua của Na Uy tại Mỹ tăng vọt

(vasep.com.vn) Nhu cầu đối với cua Na Uy tăng lên sau quyết định của chính phủ Mỹ cấm nhập khẩu hải sản từ Nga vào năm ngoái.

Cải thiện hậu cần đến châu Á và lệnh trừng phạt đối với cua Nga ở Mỹ và châu Âu là một trong những lý do khiến khối lượng xuất khẩu tôm Na Uy tăng trong nửa đầu năm nay.

Cua huỳnh đế

Na Uy hiện nay là nhà cung cấp cua huỳnh đế đỏ duy nhất cho thị trường sau khi cua Nga bị cấm. Khi lượng dự trữ từ năm ngoái bắt đầu cạn kiệt, nhu cầu đối với cua Na Uy ngày càng tăng.

Vào năm 2022, Na Uy đã xuất khẩu khoảng 375 tấn cua huỳnh đế sống, trị giá 201,8 triệu NOK (20,1 triệu USD) sang Mỹ, tăng lần lượt là 93% và 167% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu năm 2023, Na Uy xuất khẩu tổng cộng 212 tấn, trị giá 176,5 triệu NOK, chiếm khoảng 57% và 87% tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cho cả năm 2022.

Chú thích ảnh

Nhu cầu đối với cua Na Uy tăng lên sau quyết định của chính phủ Mỹ cấm nhập khẩu hải sản từ Nga vào năm ngoái.

Xuất khẩu cua huỳnh đế đông lạnh sang Mỹ cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2023, tăng 592% về lượng và 542% về giá trị từ chỉ 13 tấn trị giá 11,1 triệu NOK trong nửa đầu năm 2022 lên 90 tấn trị giá 71,3 triệu NOK.

Theo Voraa, sau Mỹ, Hàn Quốc và Hồng Kông là một trong những thị trường tiêu thụ cua huỳnh đế lớn nhất trong nửa đầu năm. Na Uy đã xuất khẩu khoảng 1.636 tấn cua tuyết trị giá 179,5 triệu NOK sang Mỹ trong nửa đầu năm 2023, tăng lần lượt 291% và 110% và chiếm hơn 34% tổng xuất khẩu sản phẩm cua Na Uy.

Cua tuyết

Mỹ, Hà Lan và Đan Mạch là những thị trường tiêu thụ cua tuyết lớn nhất trong nửa đầu năm nay. Voraa chỉ ra rằng cũng có sự gia tăng xuất khẩu sang các thị trường chế biến xa hơn như Indonesia, Việt Nam và Bulgaria.

Việc đánh bắt cua tuyết tăng từ đầu mùa khiến xuất khẩu cua tuyết đạt mức kỷ lục trong quý I, với hơn 2.800 tấn cua tuyết. Tuy nhiên, sang quý II, xuất khẩu kết thúc ở mức khoảng 1.900 tấn, ngang với năm ngoái.

Giá cua tuyết năm 2023 vẫn tiếp tục xu hướng giảm của năm trước. Giá xuất khẩu từ đầu năm đến nay ở mức thấp lịch sử. Nguyên nhân là do hàng tồn kho lớn và những thách thức trong hoạt động đánh bắt khai thác của Canada.

Thuỳ Linh (Theo undercurrentnews)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục