Nguyên liệu

Hoạt động xuất khẩu thủy sản của VN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với “thẻ vàng” mà EU vừa cảnh báo. Lý giải về việc này, hôm qua Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: Do EU cho rằng VN hành động không đủ để chống lại đánh bắt bất hợp pháp.

Thuận Quý (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là xã ven biển với nguồn lợi thủy sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ dồi dào. Tuy nhiên lâu nay ngư dân trong vùng chỉ chuyên tâm khai thác nguồn lợi, không quan tâm nhiều đến bảo vệ dẫn đến khai thác quá mức làm cho nguồn lợi cạn kiệt, mất khả năng phục hồi. Chính vì vậy, Quỹ Môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP-GEF/SGP), Hội Nghề cá triển khai dự án: “Thí điểm mô hình đồng quản lý nguồn lợi sò lông, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả và bảo vệ sinh thái ven biển xã Thuận Quý”.

Chiến lược biển đến năm 2020 đã khẳng định thủy sản là một trong 4 ngành then chốt, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh biển đảo.

Xí nghiệp đóng tàu cá Hùng Thi (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa hạ thủy tàu vỏ gỗ công suất 650 CV. Đây là lần đầu tiên Phú Yên có một cơ sở đóng tàu cá công suất lớn và do người Phú Yên tự đóng trong 90 ngày.

Sáng 18/10 Chi cục Thủy sản Khánh Hòa phối hợp Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 tổ chức lớp đào tạo, tập huấn kiến thức VSATTP cho các tàu cá tham gia chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ.

Hiện nay, mới vào mùa khai thác cá hố được hơn một tháng nhưng ngư dân Quỳnh Lưu đã thu về sản lượng tương đối lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, dựa trên nguồn lợi và trữ lượng khai thác, sẽ tiến tới cấp quota về khai thác trên biển cho các địa phương, từ đó sẽ hoạch định số lượng tàu, khối lượng khai thác.

Ngày 29/9, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cho biết đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2017 - 2020.

Việc quy hoạch khai thác hải sản theo hướng giảm số lượng tàu đánh cá, cấp hạn ngạch khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng khai thác hủy diệt như hiện nay

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa vừa nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm móng tay dày” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III chủ trì thực hiện.

Nhiều chủ tàu cá ở Khánh Hòa làm nghề đánh bắt hải sản xa bờ đang bị lỗ do sản lượng khai thác sụt giảm vào cuối vụ cá Nam (từ tháng 4 đến tháng 9).

Hơn 2 tháng qua, các bến cảng tại TP. Phan Thiết (Bình Thuận) tấp nập các tàu thuyền đánh bắt cá cơm ra vào. Vụ cá cơm trúng mùa, không chỉ mang lại niềm vui cho ngư dân trực tiếp đánh bắt, mà các ngành nghề chế biến loại hải sản này cũng hết sức phấn khởi. Đặc biệt, bên cạnh những loại cá cơm thông dụng thì năm nay, cá cơm mồm – loại có giá trị kinh tế cao được bà con khai thác khá nhiều.

Mỗi năm, doanh nghiệp tiêu thụ 3-5 nghìn tấn thủy hải sản đông lạnh và chế biến sẵn, phục vụ thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

Những năm gần đây, nhiều hộ ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi thủy sản từ cá, tôm sang các loại sò: mồng, dương, mía, tu hài… Bước đầu, các vật nuôi này đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nuôi.

Để giúp ngư dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đánh bắt thủy sản, UBND tỉnh Cà Mau đã tăng cường chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó thực hiện rà soát, quy hoạch, bố trí vùng sản xuất, đầu tư hệ thống thủy lợi, điện, công trình giao thông…, tạo bước đột phá mới trong thực hiện tái cơ cấu ngành hàng tôm Cà Mau theo hướng phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.