Nguyên liệu

Nhận được tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển, các cơ sở đông lạnh hải sản đã đầu tư trang thiết bị cấp đông hiện đại với những tính năng vượt trội.

Tại cảng cá Lạch Quèn (Nghệ An) những ngày này, hàng trăm phương tiện tàu thuyền của ngư dân các xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, An Hòa, Sơn Hải (Quỳnh Lưu) đã cập bến trong niềm vui được mùa vụ cá nam.

Những ngày qua, nhiều ngư dân trên địa bàn ấp Ô Rô, xã Tân Ân (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) rất phấn khởi vì trúng đậm cá thu.

Trong những ngày đầu tháng 5-2017, bà con ngư dân chuyên sản xuất nghề lộng ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã trúng đậm cá nục.

(vasep.com.vn) Tình hình thời tiết trong tháng thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản. Đầu vụ cá Nam năm nay các đàn cá nổi liên tục xuất hiện, mật độ tương đối dày, trữ lượng lớn kéo dài nhiều ngày. Giá thủy sản ổn định và việc thu mua cũng diễn ra nhanh chóng. Các tỉnh ven biển tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, số tàu xa bờ tăng, ngư dân chủ động đầu tư sản xuất theo hướng vươn khơi, chuyển đổi nghề nghiệp.

Mùa du lịch, các hộ làm nghề nuôi giữ hải sản ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) có thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ bí quyết riêng có.

Một tàu cá đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) vừa cập bến đã trúng đậm mẻ cá hố và mực tươi xuất khẩu với giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, đến năm 2020, địa phương sẽ nâng cao hiệu quả ngành nghề khai thác biển. Mục tiêu cụ thể là giảm tàu có công suất dưới 20 CV từ 29% xuống còn khoảng 11%; tăng dần loại tàu có công suất từ trên 20 CV đến 90 CV từ 37% lên 40%, tăng tàu có công suất từ 90 CV trở lên từ 34% - 49%.

Nam Ðịnh hiện có hơn 2.000 ha nuôi ngao (nghêu), tập trung tại hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 32 nghìn tấn. Ðể nghề nuôi ngao phát triển ổn định, đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân, tỉnh Nam Ðịnh đang tập trung đầu tư khâu chế biến, bảo đảm an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sò huyết đầm Ô Loan từ lâu đã nổi tiếng và là đặc sản của huyện Tuy An. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn sò huyết trong đầm ngày càng cạn kiệt. Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản quý này, huyện Tuy An đang đầu tư cơ sở hạ tầng và quy hoạch chi tiết vùng nuôi nhằm giúp người dân từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế mới.

(vasep.com.vn) Hoạt động khai thác thủy sản trong quý I năm 2017 tương đối ổn định. Trong 2 tháng đầu năm ngư dân đánh bắt chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ Tết của người dân, các nghề chủ yếu là câu, lưới rê 3 lớp…Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thủy sản của thành phố, nhiều ngư dân đã đóng tàu mới và cải hoán tàu thuyền với công suất lớn, mua trang thiết bị, ngư lưới cụ phù hợp với mùa vụ và ngư trường đánh bắt đã giúp ngư dân khai thác được sản lượng khá với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Nhiều tàu câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đang hoạt động kiêm nghề khai thác hải sản khác nên hiệu quả kinh tế mang lại ổn định. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của ngư dân là thiếu vốn để mở rộng sản xuất và thiếu đội ngũ lao động biết nhiều nghề khai thác hải sản.

Đầu vụ cá Nam (tháng 4 đến tháng 9) năm nay, tin vui đã đến với ngư dân khi sản lượng đạt cao. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, vụ cá Nam 2017 sẽ đối diện với nhiều thách thức, nhất là vấn đề thời tiết.

Tỉnh Nghệ An xác định xây dựng các cụm chế biến hải sản tập trung ở các địa phương ven biển là việc làm quan trọng để phát huy hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy nhanh chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong khai thác thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao giá trị và thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững.