Cá tra là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK) nửa đầu năm 2020. Ðầu ra ách tắc, giá cá giảm sâu kéo dài, ngành hàng XK tỷ đô này dự liệu một năm ảm đạm.

(vasep.com.vn) Giá cá minh thái bỏ đầu rút ruột (H&G) của Nga tăng sau khi chạm mức 1.100 USD/tấn.

(vasep.com.vn) Hội đồng quốc tế về thám hiểm biển (ICES) khuyến nghị rằng sản lượng khai thác cá tuyết ở Biển Barents nên được thiết lập ở mức 885.600 tấn trong năm 2021.

(vasep.com.vn) Trung Quốc vẫn NK một lượng lớn phi lê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, mặc dù khối lượng NK đã giảm mạnh so với thời điểm 5 tháng cuối năm 2019.

Sự phát triển của chuỗi ngành hàng cá theo hướng khép kín như hiện nay được Hiệp hội cá tra Việt Nam gọi là “sự phát triển ngược trong chuỗi”, bởi thay vì phát triển hội nhập dọc theo chuỗi để phát triển thị trường, cạnh tranh ở nước ngoài thì ngành cá hội nhập ngược trở lại trong chuỗi. Các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đua nhau mở rộng vùng nuôi, nhà máy sản xuất thức ăn cá, gia tăng cạnh tranh trong nước.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 của nước ta tiếp tục giảm 10%, ước đạt 626 triệu đôla. Trong đó mặt hàng có giá trị giảm sâu nhất là cá tra với 31% so cùng kì.

Gần đây, bức tranh thời hậu COVID-19 đang được Chính phủ, nhiều chuyên gia quan tâm, trong đó có việc tổ chức nhiều hội thảo nhằm đánh giá tác động của đại dịch này tới các hoạt động kinh tế.

(vasep.com.vn) Giá cá minh thái bỏ đầu, rút ruột (H&G) và cá haddock đang chịu tác động của dịch COVID-19 khi các nhà chế biến Trung Quốc thiếu các đơn đặt hàng cho lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.

(vasep.com.vn) Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, điều này cũng là một trong những nguyên nhân lớn tác động tới hoạt động XNK cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới. Tính tới nửa đầu tháng 6/2020, giá trị XK cá tra Việt Nam giảm 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 612,3 triệu USD.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho con cá tra, mà còn đưa thế mạnh sản xuất phát triển bền vững.

Chỉ gần một tháng bán tại thị trường miền Bắc, doanh nghiệp đã tiêu thụ hết vèo 4 container sản phẩm cá tra (hơn 100 tấn), dự kiến còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho con cá tra, mà còn đưa thế mạnh sản xuất phát triển bền vững.

Mỹ là thị trường lớn trong xuất khẩu cá tra của Việt Nam song đây cũng là thị trường khó tính với nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt. Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận thị trường Mỹ với phóng viên Báo Công Thương.

Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Thành viên HĐQT kiêm CEO Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP), thuế nhập khẩu đối với cá fillet đông lạnh sang EU hiện nay là 5.5%. Sau khi EVFTA được thực hiện, mức thuế này sẽ giảm dần và về mức 0% trong 3 năm. Thị trường EU hiện nay là thị trường có giá trị khoảng 250 triệu USD cho ngành xuất khẩu cá tra. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo cơ hội lớn cho cá tra trong việc cạnh tranh với các loài cá biển thịt trắng khác (gần nhất là cá pollock từ lâu đã không chịu thuế nhập khẩu vào Châu Âu) trong đặc biệt là trong phân khúc dùng để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng khác (như cá tẩm bột) ở Châu Âu.

(vasep.com.vn) Theo tờ Thời báo Ấn Độ, Cục Xúc tiến thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết cơ quan này đang bắt đầu sản xuất giống cá rô phi nuôi biến đổi gen (GIFT) tại khu vực nuôi trồng thủy sản đa loài gần Kochi. Trong năm 2019, MPEDA đã bán 3 triệu giống GIFT được sản xuất tại Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Ghandi (RGCA) ở bang láng giềng của bang Tamil Nadu thông qua trang trại Vallarpadam cho nông dân Keralan.