Giá cá tra giảm thấp từ tháng 4/2019 đến nay, đặc biệt những tháng đầu năm 2020 ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến ngành hàng xuất khẩu tỷ đô này gặp vô vàn khó khăn, người nuôi ‘treo ao’, doanh nghiệp bế tắc, sản xuất kinh doanh đình đốn...

(vasep.com.vn) Theo Tradex, nhà bán buôn có trụ sở tại British Columbia, Canada, các nhà cung cấp nguyên liệu cá tuyết Thái Bình Dương, cá tuyết Đại Tây Dương và cá haddock đang giữ giá tương đương với các nhà chế biến Trung Quốc trong bối cảnh các đơn đặt hàng dịch vụ thực phẩm giảm trong khi các đơn đặt hàng bán lẻ vẫn ở mức thông thường.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đầu năm 2020, diễn biến của dịch COVID-19 đã tác động đến hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu ngành hàng cá tra Việt Nam.

(vasep.com.vn) Ngày 29/4/2020, Văn phòng Đăng ký Liên bang Mỹ (Federal Register) đã chính thức công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính lần thứ 15 (POR15) đối với các lô hàng xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn từ ngày 01/8/2017 – 31/7/2018.

(vasep.com.vn) Vừa tăng 16,3% trong tháng 2/2020, giá trị XK cá tra sang ASEAN lại giảm mạnh trong tháng 3/2020 do dịch Covid-19. Nhiều quốc gia trong khu vực tạm ngừng hoạt động giao dịch thương mại để kiềm chế dịch bệnh. Tính đến hết tháng 3/2020, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường ASEAN đạt 39,3 triệu USD, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK sang 3 thị trường lớn nhất là Thái Lan giảm 23,4%; Malaysia giảm 22% và Singapore giảm 27%.

Bây giờ, vấn đề là các thị trường lớn như châu Âu, Nam Mỹ, châu Á đang cắt giảm sản lượng vô thời hạn. "Đặt giả thuyết khủng hoảng vẫn tiếp diễn lâu dài, tệ hơn giả thiết hoàn toàn có thể xảy ra nên việc doanh nghiệp thuỷ sản đối mặt như thế nào và giải pháp cho khủng hoảng ra sao mới là câu chuyện chính trong bối cảnh hiện nay", người trong cuộc lên tiếng.

(vasep.com.vn) Ba tháng đầu năm nay, tổng giá trị XK cá tra đạt 334 triệu USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm trước. Suốt quý đầu năm nay, Covid-19 đã tác động không nhỏ tới XK cá tra Việt Nam sang nhiều thị trường. Bức tranh XK này đang sáng hơn khi chứng kiến giá trị XK cá tra sang hai thị trường lớn là Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ tăng trưởng khá tốt. Trong đó, tháng 3/2020, giá trị XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đã tăng 109% so với tháng 1/2020.

Việc nới lỏng yêu cầu dán nhãn trên sản phẩm được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố trong tháng 3 có thể giúp các nhà cung cấp ca tra, cá thịt trắng (trước đây được đóng gói và cung cấp cho dịch vụ thực phẩm) chuyển hướng sang thị trường bán lẻ.

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu của Chính phủ Nga, tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC) cá tuyết Thái Bình Dương của được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) của nước này sẽ ổn định ở mức 105.000 tấn trong năm 2021. Trong khi đó, mức TAC cá tuyết Thái Bình Dương của Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục giảm.

Trước biến động do dịch COVID-19, khi ngành cá tra Việt không làm chủ được thị trường thì toàn ngành phải quay lại kiểm soát chính mình để giữ "đường bơi" cho cá tra, vượt qua giai đoạn khó khăn.

(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp cá rô phi của Trung Quốc đã vượt qua những khó khăn của đại dịch Covid-19 khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của quốc gia này. Tuy nhiên, hiện tại khi có thể sản xuất trở lại và có một lượng lớn sản phẩm để xuất khẩu thì ngành này phải đối mặt với một khó khăn khác khi các thị trường nhập khẩu lớn của cá rô phi Trung Quốc đều đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

(vasep.com.vn) Việc yêu cầu ghi nhãn trên sản phẩm được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nới lỏng hơn, các nhà cung cấp cá tra, cá thịt trắng nhập khẩu (các sản phẩm nội địa trước đây được đóng gói và cung cấp cho dịch vụ thực phẩm) đang chuyển hướng sang thị trường bán lẻ.

Ông Doãn Chí Thiên, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nam Việt (Navico, mã chứng khoán ANV) cho biết, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU và Đông Nam Á nên kim ngạch xuất khẩu của Nam Việt trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng. Công ty sẽ tiếp tục đa dạng hóa thị trường nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng từ các thị trường lớn sụt giảm nhập khẩu do dịch Covid-19.

Nhiều nông dân từng ăn nên làm ra từ nuôi cá tra thịt lẫn cá tra giống tại đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nỗi lo chung: càng nuôi càng lỗ, mà không nuôi cũng không biết thay cá tra bằng loại thủy sản nào để bền vững và tăng thu nhập.

Tại Đồng Tháp, cá tra từ 700-800 g/con chỉ còn 18.000 - 19.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất từ 21.000 - 22.000 đồng/kg nên hầu hết người nuôi lỗ, chỉ khoảng 1/4 tổng số hộ nuôi trên địa bàn là có lợi nhuận khá nhờ gia công cho doanh nghiệp hoặc có liên kết với doanh nghiệp.