Ông Nguyễn Chí Thảo, Phó Tổng GĐ Cty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) cho biết, hiện nay công ty xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm cá tra, ba sa đông lạnh với công suất từ 150 - 200 tấn cá/ngày, bình quân mỗi năm công ty xuất khoảng 40 - 50 ngàn tấn cá tra cho hơn 30 quốc gia trên thế giới, thị trường mạnh nhất là châu Âu và Mỹ…

Trên thị trường cá tra xuất khẩu (XK), dù vẫn chưa hết khó khăn nhưng cơ cấu tỷ trọng thị trường một số nước đã có sự thay đổi. Trước dự báo đến quí I/2017 XK cá tra tăng 20%, vùng nuôi cá tra cần phải làm gì để tránh tăng trưởng nóng?

(vasep.com.vn) XK cá tra trong tháng 1/2017 đạt giá trị 120,05 triệu USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ và EU là 2 thị trường NK chính chiếm 32% tổng giá trị cũng giảm mạnh NK cá tra trong tháng 1. Một số nguyên nhân khiến XK sụt giảm như thuế chống bán phá giá, nhu cầu từ thị trường chính vẫn ảm đạm. Ngoài ra, giá cá tra nguyên liệu tăng khiến giá XK tăng theo cũng phần nào là nguyên nhân khiến XK giảm sút.

Giá cá tuyết cod Thái Bình Dương vẫn giữ ở mức cao và dự kiến sẽ duy trì mức giá này cho đến tháng 3. Giá vẫn duy trì ở mức 4.000 USD/tấn kích cỡ 1,5 - 2,5 kg XK sang Nhật Bản.

(vasep.com.vn) Nửa đầu tháng 1/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đột ngột giảm mạnh so với giảm 22,7%, đạt 9,55 triệu USD thấp hơn giá trị XK sang Trung Quốc và EU. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ XK như giai đoạn này, Mỹ sẽ không còn là thị trường XK cá tra dẫn đầu của Việt Nam nữa mà có nhiều khả năng thay thế bằng thị trường Trung Quốc - Hong Kong.

Mấy tháng nay ĐBSCL cá tra thịt tăng giá không đủ cá bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, từ đó kéo giá cá tra giống tăng theo.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), năm 2017 sẽ là năm chứng kiến sự gia tăng khoảng 20% nhu cầu xuất khẩu cá tra ở hầu hết các thị trường truyền thống cũng như tiềm năng.

Theo Tổng cục Thủy sản, ước diện tích nuôi cá tra cả năm 2016 đạt gần 5.000ha, sản lượng 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,67 tỷ USD; so với năm 2015, theo thứ tự tăng 9% và 6,6%, nhưng chuỗi giá trị của sản phẩm chủ lực quốc gia vẫn còn nhiều bấp bênh.

Mỗi năm, ĐBSCL cần hơn 30 tỉ cá tra bột để ương giống phục vụ nhu cầu nuôi xuất khẩu, nhưng khâu này chưa được quan tâm, chất lượng con giống không bảo đảm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, vùng nuôi cá tra tại ĐBSCL đang thiếu hụt con giống trầm trọng.

Theo nhiều hộ nuôi cá tra ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) và thị xã Ngã Bảy, tại thời điểm này, thương lái vào tận ao ngã giá thu mua cá tra với giá khoảng 24.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với nửa tháng trước. Tuy nhiên, với giá bán hấp dẫn này, người dân nuôi cá trên địa bàn tỉnh lại kém vui vì hết cá.

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản ASC không tán thành việc các nhà bán lẻ châu Âu đã quyết định ngừng bán cá tra và ASC lên tiếng bảo vệ các tiêu chuẩn môi trường của họ.

Bến Tre là tỉnh cuối nguồn của hệ thống sông Mêkông, với 4 cửa sông lớn đổ ra biển, rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong đó, cá tra là một trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của Bến Tre bên cạnh tôm biển và nhuyễn thể.

Tại Hội thảo “Rà soát đánh giá kết quả dự án Supa” diễn ra ở Cần Thơ ngày 17/1/2017, ông Mag. Georg Scattolin, cán bộ phụ trách chương trình quốc tế của WWF tại Áo, đã đưa ra kết quả khảo sát về đánh giá của người tiêu dùng châu Âu về sản phẩm cá tra.

(vasep.com.vn) Năm 2016, XK cá tra tăng 9,6% so với năm trước với trị giá đạt 1,71 tỷ USD. Mỹ và Trung Quốc là hai điểm nhấn của bức tranh XK cá tra trong năm qua với giá trị tăng trưởng mạnh so với năm trước. Trong khi đó, XK cá tra sang EU tiếp tục giảm mạnh còn các thị trường khác chưa tốt hơn.

Theo Tổng cục Thủy sản, ước diện tích nuôi cá tra cả năm 2016 đạt gần 5.000ha, sản lượng 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,67 tỷ USD; so với năm 2015, theo thứ tự tăng 9% và 6,6%, nhưng chuỗi giá trị của sản phẩm chủ lực quốc gia vẫn còn nhiều bấp bênh.