"Mặt khác dù thị trường Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng rất nhiều thị trường khác, cụ thể là EU, vẫn đang đối mặt khó khăn với dịch bệnh này. Tôi rất hy vọng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi kịp thời để bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường châu Âu do sự lây lan của dịch bệnh", Chủ tịch Navico chia sẻ.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam chỉ đạt 220,6 triệu USD (giảm 28,6% so với cùng kỳ). Tuy giá trị nhập khẩu cá tra từ tất cả các thị trường đều giảm trong tháng 1 do sự bùng phát của dịch bệnh, nhu cầu tốt từ thị trường Mỹ và Brazil trong tháng 2 đã giúp đẩy kim ngạch tăng trưởng trong tháng này ở mức tăng 18,6%, bản tin IR của Navico (ANV) cho hay. Nguyên nhân chủ yếu của nhu cầu tăng cao tại châu lục Mỹ Latinh có thể xuất phát từ những lo lắng của người dân về việc hạn chế đi lại khi dịch bệnh bùng phát dẫn đến việc dự trữ để chuẩn bị.
Mặt khác, giá cá tra nguyên liệu tại ao vẫn đang trên đà giảm vào cuối tháng 2 dao động từ 18.000 đến 20.000 đồng mỗi kg do tồn kho cao trong kho lạnh của các nhà máy đông lạnh.
Nhìn chung, dù tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đã được kiểm soát nhưng nhu cầu vẫn chưa thực sự hồi phục khi người dân vẫn hạn chế ra đường. Trong những tháng tới, đơn hàng từ thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng trở lại để bù đắp sự sụt giảm từ thị trường Mỹ và Châu Âu khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát tại các thị trường này, ANV cho hay.
Về phía doanh nghiệp, ANV đã sớm ứng phó với dịch bằng cách chuyển tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Nam Mỹ và các thị trường tiềm năng khác. Trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Navico đạt 15,9 triệu USD (giảm 25% so với cùng kỳ) dù sản lượng vẫn tăng trưởng 5%.
Tuy nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng nhu cầu từ các thị trường Đông Nam Á và EU vẫn tốt. Nhờ chiến lược chuyển đổi nhanh và dứt khoác từ thị trường Trung Quốc sang các thị trường khác mà tổng kim ngạch xuất khẩu của Navico trong tháng 2 vẫn tăng 21% so với cùng kỳ.
Cụ thể trong tháng 2, khi doanh thu từ thị trường Trung Quốc giảm 87% so với cùng kỳ, doanh thu từ các thị trường EU và Đông Nam Á vẫn tăng trưởng lần lượt ở mức 55% và 101% so với cùng kỳ.
Công ty cũng kỳ vọng, trong những tháng tới, đơn hàng từ thị trưởng Trung Quốc sẽ tăng trở lại và Navico sẽ tập trung vào các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Về nội bộ, Công ty cũng sắp xếp làm việc luân phiên và không sa thải nhân viên. HĐQT cũng đã công bố nghị quyết vào ngày 20/3/2020 về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên và chia cổ tức 1.000 đồng/cổ phiếu.
"Khởi đầu năm 2020 lại cho thấy một thách thức lớn đối với công ty. Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến ngành kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã rất may mắn khi có thể chuyển đổi ngay sang thị trường Đông Nam Á và châu Âu khi Trung Quốc bị ảnh hưởng nhờ vào việc đa dạng hóa thị trường từ rất lâu. Việc này đã giúp kim ngạch xuất khẩu tăng 21% trong tháng 2 so với cùng kỳ.
Ở thời điểm hiện tại, trong khi rất nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động và sa thải bớt nhân viên, Navico vẫn hoạt động bình thường nhưng với công suất thấp hơn. Chúng tôi đã sắp xếp lịch làm việc thay phiên để không có công nhân nào phải mất việc cũng như giữ được mức lương và phúc lợi ổn định. Chúng tôi cũng tuân thủ nghiêm ngặt các đề xuất của Chính phủ để bảo vệ sức khỏe của người lao động", tâm thư của Chủ tịch Doãn Tới.
"Mặt khác dù thị trường Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng rất nhiều thị trường khác, cụ thể là EU, vẫn đang đối mặt khó khăn với dịch bệnh này. Tôi rất hy vọng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi kịp thời để bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường châu Âu do sự lây lan của dịch bệnh. Thậm chí nếu điều này không khả thi, Navico vẫn còn thị trường Đông Nam Á, Nam Mỹ và rất nhiều thị trường tiềm năng khác mà chúng ta chưa thâm nhập", vị này nói thêm.
Biến động giá cổ phiếu ANV trong 1 năm
(Theo CafeF)