Trung Quốc: Xuất khẩu cá rô phi giảm

(vasep.com.vn) Trong 20 năm qua, với tỷ lệ về sản xuất và XK cá rô phi lớn, Trung Quốc có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới đối với cá thịt trắng. Tuy nhiên hiện tại, có sự thay đổi, từ sản xuất với chi phí thấp đến các chính sách thương mại của các nước NK đang dần quay lưng với mặt hàng cá rô phi của Trung Quốc.

Từ năm 2000 – 2015, sản lượng cá rô phi hàng năm tăng 9,1%; từ 0,55 triệu tấn năm 2000 tăng lên 1,75 triệu tấn năm 2015.

Cá rô phi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, thậm chí tăng trưởng nhanh hơn so với nguồn cung. Từ năm 2002 -2015, kim ngạch XK tăng bình quân 24% mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất là 62% từ năm 2002 - 2007. Ngay cả sau khi nền kinh tế thế giới chững lại vào cuối những năm 2000, XK bình quân năm tăng 16% từ năm 2008 - 2013. Từ năm 2002 - 2014, sau khi gia nhập WTO, công suất chế biến cá rô phi tăng gần 1.700% từ 40.000 tấn lên hơn 700.000 tấn. Tuy nhiên, từ tăng trưởng đến 2 con số trong gần một thập kỷ, trong giai đoạn 2013 – 2015, XK chỉ tăng 0,5% hàng năm. Điều này khiến nhiều DN chế biến cá rô phi Trung Quốc thừa công suất và tăng chi phí.

Quý 1/2015, khối lượng XK cá rô phi tăng 2,2%, nhưng đến cuối năm 2015, tổng kim ngạch XK trong 3 quý đầu chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường cá rô phi toàn cầu năm 2016 trong tình trạng dư cung, điều này cho thấy XK trong quý 4/2015 giảm, và gần như không tăng trong cả năm 2015.

Giá cá rô phi XK trung bình năm 2015 giảm 10 - 25% so với mức năm 2014, dẫn đến giá trị XK giảm đáng kể. Các mặt hàng có mức giá cao như cá rô phi tẩm bột đông lạnh tăng 24% về khối lượng và 11% về giá trị, nhưng không thể bù đắp sự sụt giảm 2 - 3% trong các lô hàng chi phí thấp hơn như philê cá rô phi đông lạnh – mặt hàng cá rô phi XK chủ yếu (có thời điểm giá XK giảm đến 25%).

Trong 3 quý đầu năm 2015, giá trị XK cá rô phi giảm 11%, từ 1,01 tỷ USD xuống còn 0,9 tỷ USD. Có một số nguyên nhân như sau:

+ Các mặt hàng cá rô phi của Trung Quốc có chất lượng thấp và nồng độ kháng sinh cao.

+ Xu hướng của người tiêu dùng phương tây là lựa chọn cá tra thay cho cá rô phi, làm ảnh hưởng đến các nước XK.

+ Kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, nhiều công nhân mất việc và có thu nhập thấp, làm tiêu thụ trong nước giảm và ảnh hưởng đến XK.

+ Cùng với tiêu thụ trong nước giảm, Trung Quốc phải cạnh tranh với cá thịt trắng chi phí thấp hơn từ Việt Nam trên chính thị trường nước này.

+ Cá rô phi bị thay thế bằng các loài đánh bắt tự nhiên như cá tuyết cod và haddock có chi phí thấp hơn.

Tỷ lệ cá rô phi trong các mặt hàng cá thịt trắng giảm, phản ánh ảnh hưởng từ mức lương thấp hơn ở các nước ASEAN như Việt Nam. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ở khu vực này thuận lợi cho việc triển các loài cá da trơn chi phí thấp hơn như cá tra mà đang dần thay thế cá rô phi. Với tỷ lệ nguồn cung chiếm 40% (so với 35% của cá rô phi) và mức giá thấp hơn 50%, cá tra Việt Nam đang từng bước thay thế cá rô phi Trung Quốc trên thị trường phương Tây.

Trong dài hạn, sản xuất cá rô phi của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh điểm và dừng lại ở mức gần 2 triệu tấn. Với dân số 1,4 tỷ người và tiêu thụ thủy sản tăng nhanh, các nhà sản xuất có thể thay thế tiêu dùng trong nước bằng việc XK trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, với thị trường biến động, XK và kinh tế Trung Quốc đi xuống, đầu tư vào các cơ sở chế biến cá rô phi mới giảm 46% năm 2015. Dù người tiêu dùng Trung Quốc chưa thực sự ý thức về vấn đề an toàn thực phẩm cá rô phi, nhưng để thúc đẩy tiêu thụ cá rô phi bình quân đầu người Trung Quốc, Trung Quốc cần cải thiện cả hình ảnh và chất lượng mặt hàng này.

Cuối cùng, những cáo buộc về chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cá rô phi Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước cũng như thị trường phương tây. Người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay có xu hướng thay thế các sản phẩm sản xuất trong nước bằng các sản phẩm protein NK từ nước ngoài, sữa là một ví dụ.

Cá rô phi và các dòng sản phẩm thủy hải sản chủ yếu khác có thể tránh điều đó bằng cách tập trung vào an toàn thực phẩm, và bền vững về lâu dài.

Diệu Thúy

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục