(vasep.com.vn) Tại Hội nghị Cá ngừ Thế giới tổ chức tại Vigo trong tuần trước, Chủ tịch của Francisco Tiu Laurel cho biết, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp của người dân Papua New Guinea (PNG) hầu như không tăng trong 5 năm qua và có dấu hiệu đình trệ.
Các nhãn hiệu cá ngừ đóng hộp khác nhau đang được bán tại thị trường trong nước của PNG gồm Dolly Tuna và Diana được sở hữu bởi RD Tuna Canners, Isabella của Frabelle, và Besta của IFC.
Theo ông Laurel, nhu cầu đối với cá ngừ đóng hộp của PNG từ năm 2016 trở lại đây đang tăng chậm lại. Năm 2016, tổng cộng 4,2 triệu hộp cá ngừ đã được bán ra. Sau khi tăng trưởng 13% vào năm 2017, doanh số bán cá ngừ đóng hộp tại PNG có xu hướng đình trệ. Vào năm 2020, tổng cộng 4,75 triệu hộp cá ngừ đã được tiêu thụ, tăng khoảng 2% so với năm trước đó.
Mặc dù PNG có ngành chế biến cá ngừ trong nước quy mô lớn, nhưng nước này vẫn phải NK một khối lượng lớn cá ngừ đóng hộp từ Thái Lan.
Năm 2020, các cửa hàng tại PNG đã bán tất cả 42.189 tấn cá ngừ đóng hộp. Và cùng năm nay, PNG đã NK 4.353 tấn cá ngừ đóng hộp từ Thái Lan. Năm 2019 đã có 4,67 triệu hộp cá ngừ được bán tại PNG, tương đương 41,096 tấn. Trong khi đó, các nhà sản xuất đồ hộp Thái Lan đã XK 8.827 tấn sang PNG trong năm 2019, cao hơn so với mức 5.447 tấn của năm 2018. Điều này cho thấy NK của Thái Lan chiếm từ 12 đến 20% doanh số bán tại thị trường này tùy theo năm.
Các mặt hàng cá ngừ đóng hộp NK thường có giá rất thấp là do người tiêu dùng PNG có sở thích ăn thịt đen của cá ngừ, đây là sản phẩm còn sót lại của quá trình chế biến cá ngừ và có hương vị tương đối mạnh và giàu protein. Thường thì các nhà máy đóng hộp của PNG không có đủ thịt đen trong để đáp ứng nhu cầu, và giá cá ngừ thịt đen đóng hộp từ Bangkok, bất chấp chi phí vận chuyển tăng cao, vẫn có thể cạnh tranh.
Theo dữ liệu của Eurostat, 6 nhà máy cũng đã XK 28.122 tấn cá ngừ đóng hộp vào năm 2020, hơn một nửa trong số đó là sang Đức. Họ cũng XK 15.591 tấn loin cá ngừ hấp đông lạnh sang EU vào năm ngoái, trong đó 75% xuất sang Tây Ban Nha.