Xuất khẩu tôm sang EU dự báo tăng trưởng khả quan trong quý 1/2021

(vasep.com.vn) Tháng 1/2021, xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, với giá trị XK đạt gần 30 triệu USD, tăng 16%. Trong đó, giá trị XK sang Đức tăng 27,5%; Hà Lan tăng 30,6%, Bỉ tăng 2,1%, Đan Mạch tăng 72%.

Xuất khẩu tôm sang EU dự báo tăng trưởng khả quan trong quý 12021

Năm 2020, tôm chân trắng chiếm gần 80% tổng giá trị XK tôm sang thị trường EU, tăng 9,7%; cả tôm chân trắng chế biến và sống, tươi, đông lạnh đều tăng; sản phẩm tôm sú chế biến (HS 16) giảm 5,6% và tôm biển khác giảm 6,7% so với năm 2019.

Nửa đầu năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, giá trị XK tôm sang EU rơi xuống âm liên tiếp. trong ba tháng của quý 3/2020, giá trị XK sang thị trường này tăng khả quan, cuối năm XK lại giảm nhẹ.

Nửa đầu năm 2020, châu Âu bị kiệt quệ bởi Covid, tiêu thụ tôm tại nhiều thị trường yếu, không giống như tại Mỹ hay Trung Quốc, kênh bán lẻ không khá hơn, kênh tiêu thụ nhà hàng vốn là kênh tiêu thụ lớn nhất bị thu hẹp. Theo Globefish, nửa đầu năm 2020, nhập khẩu tôm của EU đạt 341.651 tấn, trong đó có 70.000 tấn tôm chế biến (-10,6%). Trong những tháng hè, nhu cầu tôm cải thiện hơn ở Bắc Âu nhờ doanh số bán hàng cho kênh nhà hàng tăng. Nhiều người dân chọn nghỉ hè và dùng bữa tại các nhà hàng địa phương.

Năm 2020, cả châu Âu phải đối mặt với khó khăn do đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế và Brexit. 

Phần lớn, châu Âu NK sản phẩm tôm thẻ chân trắng bóc bỏ từ Ấn Độ và Việt Nam với hai nhóm sản phẩm chính thuộc HS 0306 và HS 1605. Sản phẩm tôm thẻ chân trắng NK dưới dạng sơ chế và trải qua ít nhất hai bước xử lý bảo quản. Hiện tôm chế biến chiếm khoảng 23% tổng NK tôm nước ấm của châu Âu (CBI).

Các nhà chế biến Nam Âu như: Tây Ban Nha, Pháp và Italia thu mua tôm còn nguyên vỏ từ Ecuador và một số quốc gia ở Trung Mỹ sau đó thêm công đoạn nấu chín tại nhà máy ở châu Âu và bán tại khu vực.

Tôm sú được người châu Âu đưa vào phân khúc tôm cao cấp so với tôm thẻ chân trắng và sản phẩm tôm sú được tiêu thụ phần lớn ở vùng Tây Bắc Âu và Pháp. Các nhà NK tôm sú bán buôn từ Bangladesh và NK lẻ từ Việt Nam và và Madagascar.

Hà Lan là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm tỷ trọng 28% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU và chiếm 3,9% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, trừ tháng 1/2020 xuất khẩu sang thị trường này giảm, các tháng còn lại dường như không bị chịu tác động của Covid-19 và tăng trưởng dương liên tục.

Hiện nay có 65 doanh nghiệp Việt Nam XK tôm sang Hà Lan. Việt Nam chủ yếu XK sang Hà Lan những sản phẩm như tôm sú PD hấp đông lạnh, tôm thẻ Nobashi đông lạnh, tôm thẻ HLSO tươi đông lạnh, tôm thẻ Nobashi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng, lột vỏ, luộc sushi đông lạnh, tôm sú tươi PD đông lạnh, tôm thẻ sushi luộc đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu PTO tươi đông lạnh, tôm sắt luộc đông lạnh IQF, tôm thẻ PTO luộc cấp đông, tôm chân trắng PD,IQF tươi đông lạnh…

Dự báo quý 1/2021, giá trị XK tôm sang EU tiếp tục tăng trưởng dương hai con số nhờ sự phục hồi của nhiều nền kinh tế, trong đó nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường ở Bắc Âu cũng đã tăng trưởng mạnh so với năm 2020.

Chia sẻ:


Tạ Hà
Chuyên gia thị trường cá Tra
Email: taha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 214

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm