Ngày 16/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Phạm Đại Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã kiểm tra tình hình hoạt động tại khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao (xã Xuân Hải, TX Sông Cầu) và việc triển khai dự án Hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Trần Hữu Thế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở NN-PTNT, KH-CN, UBND huyện Đông Hòa, TX Sông Cầu.

(vasep.com.vn) Lệnh phong tỏa bắt đầu từ 23/3/2020 tại Ấn Độ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid đã gây thiệt hại nặng nề cho các trại ương tôm giống tại nước này.

(vasep.com.vn) Virus mới có tên gọi “Decapod iridescent virus 1” đã lây ra 1/4 trại nuôi tôm tại tỉnh Quảng Đông, thủ phủ tôm của Trung Quốc. Chưa có nghiên cứu khẳng định virus này gây hại cho người, nhưng lại khiến tôm chết hàng loạt chỉ trong vài ngày.

(vasep.com.vn) XK tôm Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 628,6 triệu USD, tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, XK tôm sang thị trường Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay ghi nhận mức tăng trưởng khả quan nhất trong số các thị trường NK chính. Trong bối cảnh XK bị gián đoạn ở nhiều thị trường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đây là mức tăng trưởng khích lệ đối với các DN XK tôm Việt Nam.

Trong khi tôm nuôi ở nhiều nơi liên tục bị dịch bệnh hoành hành thì ở vùng nuôi tôm an toàn sinh học nhiều năm liền tôm nuôi vẫn bình an vô sự.

Năm 2020, virus corona (Covid-19) phát tán vô chừng, tạo nên những biến số biến động bất thường để hình thành các giá trị mới. Con tôm sẽ có giá nào có lẽ bị chi phối bởi yếu tố này mà ra.

Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), với 10 thành viên, đang triển khai nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ biofloc, công nghệ semi biofloc trên diện tích khoảng 10ha. Được biết, mô hình này được gia đình ông Lê Minh Chính (xã Ninh Phú) - Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú triển khai rất thành công trong 7 năm qua.

Từ ngày dịch COVID-19 bùng phát, kinh tế Cà Mau bị tác động lớn ở mọi mặt với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực; ngành kinh tế chủ lực của tỉnh là xuất nhập khẩu thủy sản cũng không ngoại lệ. Tỉnh Cà Mau đang dồn sức gỡ khó cho con tôm và ngành xuất khẩu.

Không chỉ có nắng nóng và độ mặn tăng cao, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã đẩy giá tôm nước lợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long biến động thất thường, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của toàn ngành khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ có sự “tự vệ” kịp thời của doanh nghiệp và người nuôi tôm nên đến thời điểm này gần như các hoạt động của ngành tôm vẫn được duy trì khá ổn định.

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm càng xanh tại tỉnh Bến Tre lo lắng vì tình hình hạn hán, mặn xâm nhập sâu, kéo dài, độ mặn cao đã ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm càng xanh. Nhiều diện tích ao nuôi tôm bị chết, người dân thua lỗ nặng.

(vasep.com.vn) Mặc dù dịch coronavirus bùng phát trong 2 tháng đầu năm 2020 nhưng NK tôm của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 2/2020.

(vasep.com.vn) XK tôm Ecuador sang Trung Quốc vẫn tăng trong tháng 2/2020 mặc dù thời điểm đó dịch Covid-19 đang bùng phát tại Trung Quốc.

Đối với vùng nuôi tôm hiện nay, loại hình nuôi tôm quảng canh truyền thống đã lỗi thời, bởi thức ăn tự nhiên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện chuyển sang nuôi thâm canh hay siêu thâm canh. Hơn nữa, tỷ lệ rủi ro của các loại hình nuôi này khá cao. Chính vì vậy, nuôi quảng canh cải tiến là lựa chọn phù hợp, nhất là quảng canh cải tiến 2 giai đoạn.

Năm 2020, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trải qua trận xâm nhập mặn, đánh giá khốc liệt hơn đợt mặn 4 năm trước. Năm 2016, khoảng tháng 3 mới thấy rõ diễn tiến xâm nhập mặn, lần này ngay đầu tháng 12 năm trước, mặn đã về.

(vasep.com.vn) Trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và XK. Diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4% mỗi năm, trong khi sản lượng tăng trung bình 5,7%, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Sản lượng tôm chân trắng tăng liên tục và tăng mạnh gần 41% sau 5 năm với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.