3 năm trở lại đây, hàng chục nông dân theo nghề làm muối tại phường 12, TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã chuyển hẳn sang nghề nuôi tôm. Trong đó, có nhiều hộ đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, nuôi tôm công nghệ cao.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm cỡ lớn tại Ecuador giảm khoảng 0,1 -0,4 USD/pao trong 2 tuần cuối tháng 6/2020. Giá tôm HOSO cỡ 20/30 đạt trung bình 3,8 USD/pao, tôm cỡ 30/40 có giá 3,60 USD/pao, tôm cỡ 40/50 con có giá 2,80 USD/pao, tôm cỡ 50/60 có giá 2,60 USD/pao, tôm cỡ 60/70 có giá 2,30 USD/pao và 2,20 USD/pao đối với tôm cỡ 70/80 con.

(vasep.com.vn) Vào ngày 18/6/2020, Viện Nghiên cứu Hải sản Biển Vàng (YSFRI) thuộc Học viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc và Phòng Nuôi trồng thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA) đã ký thỏa thuận hợp tác cải thiện nuôi tôm thông qua việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học mới. Giới chức hai bên đã trao đổi về mối quan hệ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực này trong tương lai.

(vasep.com.vn) Theo Hải quan Trung Quốc, NK tôm nước ấm đông lạnh của nước này trong tháng 5/2020 tăng 2% so với tháng 4/2020 đạt 55.000 tấn. Giá trị NK tôm của Trung Quốc đạt 313 triệu USD trong tháng 5, tăng 3% so với tháng trước đó.

(vasep.com.vn) Mặc dù dịch bệnh Covid-19 gây xáo trộn thị trường tôm Indonesia và một số thị trường NK chính của nước này, tuy nhiên XK tôm của Indonesia vẫn tăng tốt trong tháng 4/2020. Tháng 4/2020, Indonesia XK 22.729 tấn tôm, tăng 40% so với tháng 4/2019 và tăng 20% so với tháng 3/2020. Bốn tháng đầu năm nay, XK tôm của Indonesia tăng so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ tăng XK sang thị trường Mỹ.

Suốt quá trình nuôi, người nông dân được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết về quy trình chăm sóc, ứng dụng công nghệ nuôi trồng bằng chế phẩm sinh học...

(vasep.com.vn) Mặc dù nhiều nhà hàng trên toàn nước Mỹ phải đóng cửa do dịch Covid-19, NK tôm của Mỹ tháng 4/2020 vẫn tăng nhờ nhu cầu từ phân khúc bán lẻ tăng.

(vasep.com.vn) Singapore đang tăng cường NK thực phẩm từ các nước để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa trong bối cảnh NK khó khăn do dịch Covid-19. Singapore cũng đang NK tôm từ Ả Rập Saudi.

(vasep.com.vn) Hơn 10 trong số 30 trại ương giống tôm và tôm crayfish của Đài Loan mới đây đã phát hiện tôm nhiễm decapod iridescent virus 1 (DIV1).

(vasep.com.vn) Ấn Độ có đường bờ biển dài 8.118 km trải dài 9 bang và 4 vùng lãnh thổ liên quan. Ngành nuôi tôm của Ấn Độ là một trong những ngành phát triển nhất và thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho Ấn Độ. Nhu cầu nguồn protein từ động vật tăng do dịch Covid không chỉ tạo ra sự chuyển dịch trong nền kinh tế toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của nhiều người tiêu dùng trên thế giới.

Từ chục năm trước, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Với ưu thế mau lớn, năng suất cao, nuôi ngắn ngày hơn tôm sú và được quảng bá là chống chịu tốt hơn sự biến động của môi trường, tôm thẻ chân trắng đã được người nuôi đón nhận và diện tích nuôi đã tăng lên liên tục, đến nay chạm ngưỡng 100 ngàn hecta. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi tôm bị thua thiệt nặng nề. Nguyên do tôm bị dịch bệnh tấn công và giá tôm trồi sụt thất thường. Việc tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình trên trở thành nhu cầu bức xúc, tiếp sức người nuôi trong lúc khó khăn này và góp phần đưa ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn.

Tập đoàn Việt – Úc được biết đến là đơn vị dẫn đầu mảng tôm giống và nuôi tôm siêu thâm canh (STC) công nghệ cao với nhiều mô hình hiện đại như nuôi trong nhà kính, nhà màng bong bóng. Mới đây, Tập đoàn Việt – Úc đã triển khai nuôi tôm 3 giai đoạn mang lại hiệu quả cao tại huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu.

Những tháng đầu năm 2020, toàn huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đã thả nuôi được hơn 1.619ha tôm biển thâm canh và bán thâm canh, với trên 1,1 triệu post tôm giống, trong đó chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tập trung tại các xã: Bình Thới, Thạnh Phước, Định Trung, Đại Hòa Lộc, Thừa Đức, Thạnh Trị. Sản lượng thu hoạch đến nay ước đạt 2.763 tấn, với diện tích hơn 467ha.

(vasep.com.vn) Ngành tôm Ecuador đang hồi phục XK sang châu Á tuy nhiên một số nhà sản xuất có thể vẫn phải đối mặt với khó khăn do nền kinh tế ảm đạm của nước này trước tác động của dịch Covid.

(vasep.com.vn) Những người đứng đầu ngành tôm Bangladesh đang yêu cầu Chính phủ nước này hỗ trợ tài chính để giải quyết những ảnh hưởng từ dịch Covid và trận bão Amphan tác động tới ngành tôm.