Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tổng cục Thuỷ sản đã có công văn yêu cầu triển khai một số giải pháp nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ.

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân cả nước nói chung và ở Bạc Liêu nói riêng, nhất là việc các mặt hàng nông, thủy sản hiện nay không tìm được đầu ra ổn định. Tôm rớt giá, người nuôi không có lãi, nhiều hộ đã phải "treo" ao, chờ giá.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tổng cục Thuỷ sản đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trung ương ven biển, các Hội, Hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai một số giải pháp nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ.

Thông tin nhiễu loạn về tình hình thị trường xuất khẩu trong dịch covid-19 làm cho bà con nông dân không dám triển khai nuôi tôm vụ mới.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã tổng kết mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Bố Trạch.

Dù giá tôm thẻ thương phẩm hiện chỉ còn khoảng 80 ngàn đ/kg, nhưng mô hình nuôi tôm của anh Lê Minh Chính ở xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

(vasep.com.vn) Mặc dù dịch coronavirus bùng phát trong 2 tháng đầu năm 2020, NK tôm của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 2/2020.

(vasep.com.vn) Virus corona bùng phát đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất và thương mại tôm toàn cầu, khiến nguồn cung dư và giá thấp, theo đánh giá của ông Gorjan Nikolik - chuyên gia phân tích tại Rabobank. Virus corona xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó lan sang Châu Âu vào đúng mùa tiêu thụ tôm mạnh nhất trong năm.

Với diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa tôm lớn nhất nước cả về nuôi, chế biến và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày một tăng, bên cạnh những mô hình nuôi tôm truyền thống, tại ĐBSCL đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng khoa học - công nghệ, bước đầu đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để mở rộng những mô hình này, nhằm góp phần tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cho nghề nuôi tôm, đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Bà con ngư dân ở 4 xã khu Đông huyện Tuy Phước (Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, tỉnh Bình Định) vừa hoàn tất việc thả tôm giống và các loài thủy sản khác (tiến hành từ đầu tháng 3) vào nuôi ở hơn 971 ha mặt nước, đạt 100% diện tích theo kế hoạch. Trong số này, có 90 ha nuôi tôm bán thâm canh, còn lại nuôi quảng canh cải tiến.

Người nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL bắt đầu gặp khó. Đầu vụ thả giống, trước diễn biến xấu dịch bệnh Covid-19 các DN xuất khẩu thủy sản dự báo chặng đường đầy cam go.

Bằng sự nỗ lực và tinh thần học hỏi không ngừng, anh Nguyễn Văn Nhàn, thôn Đức Cường, xã Nam Cường (Tiền Hải) đã vượt qua nhiều gian khó, vươn lên làm giàu từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình mới nhà bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hàng chục ha nuôi tôm nước lợ trên địa bàn Phú Yên bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp do thời tiết bất lợi, môi trường không đảm bảo…

Những ngày gần đây, giá tôm nguyên liệu, nhất là tôm sú biến động rất mạnh, làm hàng trăm ngàn hộ dân nuôi tôm vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng “thấm đòn” khi hàng xuất khẩu không được, hàng tồn kho ngày càng nhiều.

(vasep.com.vn) Sự lây lan của coronavirus trên toàn Châu Âu và Mỹ đang làm giảm nhu cầu mua tôm nuôi trong phân khúc dịch vụ thực phẩm, khiến giá tôm nguyên liệu ở Ấn Độ và Ecuador giảm mạnh.