(vasep.com.vn) Sau một năm khủng hoảng vì Covid, các nhà cung cấp, chế biến và bán buôn thủy sản Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, giá vận chuyển tăng và chi phí thủy sản, đóng gói và các nguồn cung cấp khác tăng.
Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Quốc gia John Connelly cho biết tình trạng thiếu lao động là vấn đề mới nhất trong một loạt thách thức đã bao trùm ngành công nghiệp này kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.
Trong khi ngành thủy sản trước nay luôn phải đối mặt với những thách thức trong việc thu hút lao động do “môi trường khắc nghiệt”, Bill Hueffner, Phó Giám đốc Tiếp thị và Phát triển của Pacific Seafood, nói với SeafoodSource, năm nay đặc biệt khó khăn đối với các nhà chế biến.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc thiếu lao động. Hueffner cho biết chi phí vận chuyển, nhiên liệu, đóng gói và vận hành cũng tăng lên, dẫn đến tổng chi phí của Pacific tăng vọt lên tới 70% trong năm qua.
Nhìn chung khó khăn chung mà ngành thủy sản phải đối mặt là giá một số loài đã tăng lên đáng kể. Theo O’Brien, trong số những mặt hàng tăng giá nhiều nhất là cua huỳnh đế, cua tuyết, ghẹ xanh, tôm hùm Bắc Đại Tây Dương, sò điệp nội địa, cá vược Chile và mực. Phần lớn các danh mục hàng hóa này có giá trị thị trường tăng từ 50% đến 100% mà không có dấu hiệu giảm giá trong tương lai gần. Tuy nhiên, một số thủy sản nuôi toàn cầu, bao gồm cả cá hồi Đại Tây Dương, vẫn khá ổn định về giá cả, theo O ”Brien. Canada, Scotland, New Zealand, Na Uy, và Úc đều tương đối ổn định so với các năm trước. Mặt hàng tôm thẻ chân trắng nuôi cũng như tôm sú nuôi châu Á cũng trong tình trạng tương tự.”
Trong khi sự chậm trễ trong vận chuyển là thách thức đối với Santa Monica Seafood và toàn ngành, thì việc hợp tác với một số nhà cung cấp, đối tác chọn lọc và tương tác minh bạch là rất quan trọng cho sự thành công.