Doanh số bán lẻ thủy sản của Mỹ vẫn cao, bất chấp giá tăng

(vasep.com.vn) Theo Chỉ số Giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ và một số cuộc khảo sát người tiêu dùng gần đây, giá thực phẩm tiếp tục tăng trên hầu hết các ngành hàng. Theo công ty dữ liệu Numerator, chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ vào tháng 7/2021 đã tăng 5,4% so với tháng 7/2020 và 95% người tiêu dùng nhận thấy sự gia tăng giá bán lẻ trong tháng qua, theo công ty dữ liệu Numerator.

Doanh số bán lẻ thủy sản của Mỹ vẫn cao bất chấp giá tăng

Cuộc khảo sát nhanh của Numerator cho thấy, 23% người tiêu dùng cho biết, nếu giá tiếp tục tăng, họ sẽ cắt giảm mua hải sản, thịt và gia cầm; 23% sẽ giảm mua các sản phẩm bền vững được chứng nhận và 46% sẽ cắt giảm các mặt hàng hữu cơ hoặc cao cấp.

Theo dữ liệu gần đây của IRI và 210 Analytics, giá thủy sản tươi sống, đông lạnh và chế biến đều tăng vọt trong quý II/2021. Giá thủy sản đông lạnh có mức tăng lớn nhất trong quý 2 năm nay - tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2019 lên trung bình 6,96 USD (5,95 EUR)/pao tại các cửa hàng tạp hóa và nhà bán lẻ lớn của Hoa Kỳ.

Giá thủy sản tươi sống trong quý II/2021 cũng tăng 8% so với quý II/2019 và 4,1% so với quý II/2020, đạt trung bình 8,40 USD (7,14 EUR)/pao. Giá thủy sản chế biến trong quý II/2021 tăng 4,4% so với quý II/2019, nhưng giảm 0,3% so với quý II/2020. Giá trung bình của quý 2 năm nay là 4,88 USD (4,15 EUR)/pao.

Tuy nhiên, các loại thực phẩm khác sẽ bị ảnh hưởng hơn khi người tiêu dùng thấy giá tiếp tục tăng, theo Numerator. Nếu giá vẫn tiếp tục cao, 54% người mua sắm cho biết họ sẽ cắt giảm đồ tráng miệng và kẹo và khoảng 47% sẽ cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn và đồ nguội. Khoảng 45% sẽ giảm mua soda, 31% sẽ giảm mua rượu và 13% sẽ giảm mua nông sản tươi.

Người tiêu dùng hoàn toàn nhận thức được tình trạng lạm phát tràn lan ở cả cửa hàng bán lẻ và nhà hàng. Đối với các sản phẩm Thực phẩm hoặc phi thực phẩm, thủy sản hoặc đồ ăn nhẹ - ngày nay người tiêu dùng đang phải trả nhiều tiền hơn đáng kể so với trước đại dịch.

Tuy nhiên, vì người Mỹ tập trung hơn vào việc đưa ra những lựa chọn có lợi cho sức khỏe, “lợi thế liên quan đến sức khỏe của thủy sản sẽ là một đối trọng quan trọng trước tình trạng lạm phát trong năm 2021,” Roerink nói.

Ngoài ra, những người mua sắm thủy sản thường giàu có hơn, với thu nhập khả dụng cao hơn, họ cảm thấy ít bị ảnh hưởng hơn trong thời kỳ lạm phát gia tăng, theo Roerink.

Tiêu thụ thủy sản có thể tốt hơn nữa khi thói quen tiêu dùng đã thay đổi do đại dịch COVID-19 gây ra. Kinh nghiệm 18 tháng qua đã cho người tiêu dùng thấy rằng nấu ăn ở nhà rẻ hơn đáng kể so với ăn ở ngoài, Roerink nói. Nhiều người sẽ tính toán tiết kiệm hơn khi tình trạng lạm phát tiếp tục. Nhưng trước mắt, tiêu thụ thủy sản vẫn đang cực kỳ mạnh mẽ ”.

Ngành thủy sản cũng có thể được hưởng lợi từ một xu hướng khác xuất hiện bởi đại dịch COVID-19 - thương mại điện tử. Công ty nghiên cứu Acosta gần đây đã phát hiện ra rằng khoảng 45% người tiêu dùng Hoa Kỳ đã tăng cường mua sắm trực tuyến và giảm đi đến các kênh tiêu dùng truyền thống trước đại dịch.

Người mua hàng đã quen với việc đặt hàng trực tuyến hoặc thông qua các dịch vụ đăng ký, với các tùy chọn nhận hàng hoặc giao hàng không cần tiếp xúc. Khi chúng ta bước sang một giai đoạn mới của đại dịch, các kênh mua sắm này sẽ vẫn quan trọng, vì người tiêu dùng sẽ ngày càng tập trung vào tính sẵn có của sản phẩm, giá rẻ và khuyến mại, cho dù họ đang mua sắm tại cửa hàng hay trực tuyến.

Trong khi doanh số bán hàng trực tuyến giao tận nhà của Hoa Kỳ trong tháng 7/2021giảm 1,4 tỷ USD (1,2 tỷ EUR) so với tháng 7/2020, phân khúc nhận/giao hàng kết hợp vẫn ổn định ở mức 5,3 tỷ USD (4,5 tỷ EUR) trong tháng thứ ba liên tiếp.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục