Cần đẩy mạnh kiểm soát đầu vào, nhất là con giống, các địa phương cần quản lý tốt quy hoạch vùng nuôi, tránh tình trạng cung vượt cầu.

(vasep.com.vn) Tiêu thụ philê cá minh thái của Mỹ đang tăng nhanh, với việc nhập khẩu phi lê cá minh thái cấp đông hai lần từ Trung Quốc tăng và xuất khẩu cá minh thái Alaska giảm.

(vasep.com.vn) Năm 2019 kết thúc với nhiều nỗ lực của các DN XK cá tra, tuy nhiên đây cũng là năm chưa được như kỳ vọng của ngành hàng này. Khó khăn ở hầu hết các thị trường XK, giá nguyên liệu trong nước giảm mạnh đã khiến cho giá trị giảm thêm. Tháng 12/2019, giá trị XK cá tra ở hầu hết các thị trường XK lớn trong top 10 đều giảm, trừ Trung Quốc - Hồng Kông.

Ngành hàng cá tra Việt Nam đã gặt hái những thành công đáng tự hào, khẳng định vị thế số 1 thế giới trong nhiều năm, nhưng cũng trải qua không ít thăng trầm. Sau thắng lợi kép của năm 2018, cá tra lại trở về “bơi” trong trạng thái loay hoay. Bên cạnh chấp nhận quy luật của thị trường, cần xem xét một cách toàn diện, khắc phục hạn chế, phát huy lợi thế để phát triển bền vững cho ngành hàng này.

Năm 2019, thủy sản, ngành hàng tỷ USD, vẫn duy trì tốt đà tăng trưởng khi tăng gần 7% về sản lượng và giá trị so với năm 2018.

(vasep.com.vn) 11 tháng đầu năm 2019, ước tính NK thủy sản đông lạnh của Trung Quốc tăng trên 71%, trong đó, NK sản phẩm cá thịt trắng tăng 119,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu NK cá thịt trắng của nước này năm 2019, hầu hết giá trị NK đều tăng rất mạnh.

Ngoài đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”, tỉnh An Giang khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh liên kết tiêu thụ cá tra.

Ngày 6/1/2020, tại TP Long Xuyên, An Giang, Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức tổng kết công tác phát triển vùng nguyên liệu nông - thủy sản niên vụ 2019. Đại diện Sở NN&PTNT, Hiệp Hội cá Tra Việt Nam và gần 200 nông dân là hộ nuôi (cá tra) và hộ trồng khoai mì trong mô hình liên kết ở các tỉnh An Giang - Đồng Tháp - Cần Thơ - Kiên Giang đã đến tham dự.

2019 được xem là một năm khó khăn của ngành hàng cá tra khi giá trị xuất khẩu sụt giảm khoảng 10%, chỉ đạt 2 tỷ USD.

(vasep.com.vn) Tính tới đầu tháng 12/2019, bức tranh xuất khẩu cá tra sang 3 thị trường lớn nhất Việt Nam là Trung Quốc - Hồng Kông, Mỹ và EU đã chia ra thành hai mảng sáng - tối một cách rõ ràng.

Ngành thủy sản có hai sản phẩm nuôi chủ lực cần quan tâm là cá tra và tôm.

(vasep.com.vn) Hạn ngạch khai thác cá tuyết ở Biển Bắc đã bị cắt giảm 50%, nhưng vẫn thấp hơn mức khuyến nghị của Hội đồng quốc tế về thám hiểm biển (ICES). Tổ chức này khuyến nghị hạn ngạch cá tuyết khai thác ở Biển Bắc nên bị cắt giảm 64% xuống còn 10.457 tấn.

(vasep.com.vn) Theo nghiên cứu Finfish hàng năm của Hiệp hội các nhà Chế biến và Kinh doanh thủy sản châu Âu (AIPCE-CEP), trong năm 2018 NK cá hake, cá saithe và cá minh thái Alaska vào châu Âu (EU) tăng góp phần tăng tổng lượng cá thịt trắng NK vào thị trường này.

“Để ngành hàng cá tra phát triển, theo tôi có mấy việc cần làm như sau: sản lượng nuôi phải luôn thấp hơn nhu cầu của thị trường ít nhất 10%, tổ chức lại quy trình sản xuất theo hướng gắn kết giữa người nuôi và nhà máy chế biến; tiếp tục đưa khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu…” - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới chia sẻ.

Để xuất khẩu tốt cá tra sang các thị trường cần có 2 tiêu chí bắt buộc quan trọng là truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm.