Tại Hội thảo “Rà soát đánh giá kết quả dự án Supa” diễn ra ở Cần Thơ ngày 17/1/2017, ông Mag. Georg Scattolin, cán bộ phụ trách chương trình quốc tế của WWF tại Áo, đã đưa ra kết quả khảo sát về đánh giá của người tiêu dùng châu Âu về sản phẩm cá tra.
Theo đó, WWF Áo khởi xướng và thực hiện phát triển ý tưởng mới nhằm quảng bá các sản phẩm cá tra tại thị trường EU ở 3 nhóm ý tưởng: (1) Cải tiến bao bì và chuyển tải thông tin trên bao bì sản phẩm; (2) Phát triển nhóm sản phẩm mới và khách hàng mới; (3) Truyền thông xây dựng hình ảnh sản phẩm.
1) Cải tiến bao bì và chuyển tải thông tin trên bao bì sản phẩm
• Bao bì không sử dụng nhựa plastic.
• Logo ASC đặt ở vị trí bắt mắt.
• Sự hấp dẫn của bao bì: hình ảnh trên bao bì hiện rất mờ nhạt. Các công thức chế biến món ăn cũng nên ghi ở mặt sau của bao bì.
• Truy xuất nguồn gốc, trong đó đề cập nhiều đến chất lượng sản phẩm.
• Vị trí và thiết kế cá tra dành cho các gia đình trẻ
• Chú trọng vào những lợi ích của sản phẩm mang nhãn ASC
• Tăng sức hấp dẫn về hình ảnh của sản phẩm .
• Cân nhắc sử dụng bao bì bằng giấy/hộp carton thay vì dùng nhựa plastic.
2) Phát triển nhóm sản phẩm mới và khách hàng mới
• Sản phẩm ăn liền với cá tra, sản phẩm Panga Burgers, cá tra cắt miếng hoặc các hình khối khác dành riêng cho trẻ em - nhấn mạnh đến thế mạnh của sản phẩm cá tra phile là không xương, hương vị thơm ngon thích hợp dùng làm thực phẩm cho trẻ nhỏ.
• Cá tra nướng: sản phẩm Lasagne hoặc viên cá tra băm nhỏ.
• Món khai vị: cá tra carpaccio, cá tra hun khói, sản phẩm Spring Rolls, cá tra đóng hộp, cá tra có vị chua đựng trong cốc thủy tinh, súp cá tra Pangastrone, sản phẩm Panga chips (giàu protein)
• Cá tra tẩm cà ri, cá tra cắt thanh, cắt miếng (tẩm bột như sản phẩm Fish Fingers), kẹp hăm bơ gơ, há cảo, pizza, cá tra phile tẩm gia vị....
• Cá tra chế biến tại nhà: xào, nấu...
• Dòng sản phẩm đích thực từ châu Á: cá tra có trong bữa ăn của người châu Á và xây dựng những câu chuyện tích cực về loài cá này.
• Chú ý đến dinh dưỡng: sản phẩm này dành cho các vận động viên thể dục thể thao
3) Truyền thông xây dựng hình ảnh sản phẩm
• Kênh YouTube: trình diễn các phương pháp nuôi cải tiến cũng như sản xuất sạch hơn và cách chế biến món ăn cho sản phẩm cá tra
• Hợp tác với đầu bếp nổi tiếng hoặc kênh truyền hình chuyên về thực phẩm dinh dưỡng, nấu nướng.
• Hoặc các bài nói chuyện trong trường học hoặc trong các phòng kinh doanh nhằm truyền thông về những điểm mà ngành cá tra đã làm được và làm tốt trong những năm vừa qua.
• Các kênh trực tuyến: YouTube, blogger, diễn đàn
• Trình diễn nấu ăn cho trẻ em
• Hợp tác với các vận động viên, các trung tâm thể dục thẩm mỹ
Kết quả khảo sát tại thị trường Áo tháng 10 năm 2016
• 86% người tham gia khảo sát biết tới sản phẩm cá tra
• 1/3 (34%) người tham gia khảo sát mua và tiêu thụ cá tra
• Gần 1/2 người tiêu dùng mua cá tra vì hương vị và 1/3 người mua vì giá cả phù hợp.
• Gần 1/4 người tiêu dùng không mua cá tra nhưng cũng muốn dùng thử sản phẩm này ít nhất một lần.
• Một số người cũng hoài nghi, không mua cá tra cho rằng cá tra không ngon hơn các sản phẩm thủy sản khác và lo ngại về vấn đề kháng sinh trong quá trình nuôi.
Kết quả khảo sát tại 11 nước trong khu vực châu Âu năm 2015
Gần 35% người tiêu dùng muốn biết xuất xứ của sản phẩm thủy sản .
Gần 17% người tiêu dùng muốn mua sản phẩm thủy sản được chứng nhận.
Gần 14% người tiêu dùng muốn mua sản phẩm thủy sản không ảnh hưởng đến môi trường.
Gần 84% người tiêu dùng cho rằng siêu thị, nhà hàng và trung tâm thương mại phải chắc chắn cung cấp sản phẩm thủy sản bền vững.
75% người tiêu dùng cho biết thủy sản bền vững là lựa chọn đầu tiên của họ nếu có sẵn và dễ dàng nhận biết.
Nhìn chung, sản phẩm cá tra tại Châu Âu vẫn còn nhiều thách thức. Vì vậy, cần phải tiếp tục xây dựng những câu chuyện tích cực về cá tra và quảng bá truyền thông những hình ảnh tốt đẹp hơn về sản phẩm này tại thị trường châu Âu.