Nhu cầu tiêu thụ của EU tăng thúc đẩy nhập khẩu cá ngừ toàn cầu

(vasep.com.vn) Nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ toàn cầu: cá ngừ đóng hộp và thăn/philê (loin) cá ngừ hấp đông lạnh đã chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong cả năm 2018, tăng 4%, trong đó Mỹ vẫn là thị trường đơn lẻ NK nhiều nhất. Các nước khác như Italy, Đức, và đặc biệt là Ảrập Saudi cũng nhập khẩu cá ngừ nhiều hơn trong năm này.

Giá cá ngừ trên thị trường có thể tác động lớn đến thời điểm nhập khẩu các sản phẩm và là nguyên nhân khiến cho các nước thu mua trong một năm nhiều hơn so với các năm khác. Ví dụ, nếu giá cao hơn vào tháng 11 và 12, các nhà nhập khẩu sẽ hoãn mua và chỉ tích hàng vào kho lạnh (có thể là vài tuần hoặc vài tháng). Điều này ảnh hướng tới số lượng nhập khẩu vì các đơn hàng sẽ được vận chuyển tới vào năm sau.

Nhập khẩu của Mỹ và EU

Mặc dù các lô hàng vận chuyển sang Mỹ trong năm 2018 nhiều hơn, tăng khoảng 6% so với năm 2017 và đã liên tục có khối lượng nhập khẩu cao nhất, trong khi khối lượng nhập khẩu của các nước EU thấp hơn con số này.

Các nước nhập khẩu hàng đầu khác là Italy, Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Đức. Tổng nhập khẩu của các nước EU đạt 554.088 tấn trong năm 2018, gấp 3 lần sao với Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, cả Italy và Tây Ban Nha là hai quốc nhà có ngành chế biến cá ngừ lớn nhưng các lô hàng cá ngừ đóng hộp và thăn/philê (loin) cá ngừ hấp đông lạnh đang tăng đều đặn kể từ năm 2016.

Nhập khẩu cá ngừ của Đức cũng có sự tăng vọt về khối lượng kể từ năm 2016. Khối lượng NK cá ngừ của Đức đã tăng từ 68.728 tấn lên 92.005 tấn. Các nhà cung cấp chính cho thị trường này đến từ Ecuador và hầu hết các sản phẩm cá ngừ được bán dưới các nhãn hiệu riêng thông qua các nhà bán lẻ như Edeka, Aldi, và Lidl. 

Hà Lan, đất nước chỉ có khoảng 17 triệu dân, trong ba năm qua cũng liên tục năm trong tốp 10 nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất trên thế giới. Điều này được cho là do Hà Lan đóng vai trò là trung tâm trung chuyển container, các container cá ngừ thường cập cảng nước này để lưu kho và phân phối tới các thị trường EU khác. Ví dụ, công ty Princes Tuna của Mauritius đã dùng cảng Rotterdam làm trung tâm kinh doanh các sản phẩm đóng hộp quốc tế và thương hiệu này có thị phần rất tốt tại Hà Lan, Anh và Áo.

Bên cạnh các nước EU, các lô hàng nhập khẩu vào Ảrập Saudi năm 2018 đã tăng 22% so với năm 2917, tăng từ mức 33.473 tấn lên 40.960 tấn, cho thấy sự phục hồi của thị trường này sau khi sụt giảm vào năm 2017. Nguồn cung cá ngừ chính cho thị trường này là từ Thái Lan, đặc biệt là nguồn cung cá ngừ đóng hộp.

TOP 10 THỊ TRƯỜNG NK CÁ NGỪ LỚN NHẤT THẾ GIỚI (Đơn vị: tấn)

Thị trường

2016

2017

2018

Tăng trưởng 2018/2017 (%)

Mỹ

190.345

197.499

208.625

6

Italy

114.536

117.850

129.187

10

Tây Ban Nha

94.709

121.982

128.117

5

Anh

114.087

107.847

104.888

-3

Pháp

90.843

99.692

99.891

0

Đức

69.728

84.444

92.005

9

Nhật Bản

60.397

62.962

65.203

4

Hà Lan

53.149

60.611

56.484

-7

Australia

45.203

45.622

47.117

3

Ảrập Saudi

37.464

33.473

40.960

22

Các thị trường khác

659.237

579.567

596.025

3

Tổng cộng

1.528.698

1.511.549

1.568.502

3,8

(Nguồn: Trademap)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục