Nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản giảm

(vasep.com.vn) Nhật Bản giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ sashimi và sushi cá ngừ vì các sản phẩm bánh mì kẹp thịt bò ngày càng phổ biến.

Theo số liệu thống kê hàng năm từ Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, lượng cập cảng của nước này, khối lượng cá NK và sản lượng cá được đánh bắt bởi các ngư dân Nhật Bản, cá ngừ nguyên liệu và đông lạnh đã giảm 3% trong năm ngoái.

Ngành thủy sản Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi xu hướng sụt giảm tiêu thụ trong dài hạn do giới trẻ ưa thích thịt hơn. Đồng yên yếu đã khiến giá NK cao hơn và khả năng cạnh tranh của các giảm phẩm cá hồi giá rẻ hơn đã khiến NK cá ngừ của nước này giảm.

Trong báo cáo mới nhất của FAO, NK sản phẩm cá ngừ sashimi của Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm. Các nguồn cung cá ngừ tươi và đông lạnh tại Nhật Bản đã giảm từ 362.800 tấn năm 2014 xuống còn 353.000 tấn trong năm 2015. Các nguồm cung cá ngừ qua đường hàng không từ nước ngoài giảm 21%.

Các chuyên gia cho biết, người Nhật đang ăn ít cá hơn. Nguyên nhân là do các thế hệ cũ đã từng là người tiêu thụ cá nhiều nhất trên thế giới, nhưng họ đang ăn ít hơn, và những người trẻ tuổi thích thịt hơn.

Theo số liệu của Cơ quan Thủy sản, Nhật Bản vẫn là nước dẫn đầu về tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người, nhưng khối lượng thịt được tiêu thụ trong mỗi bữa ăn gia đình đã vượt qua thủy sản trong năm 2016. Số liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy mức tiêu thụ thịt theo đầu người cao hơn gần 30% so với thủy sản, trong khi cá nguyên liệu giảm 5% trong giai đoạn 2011 – 2014.

Báo cáo của FAO cũng cho thấy giá cá giảm gần 10% trong năm 2015 như giá tôm, cá hồi và cá ngừ, nhóm thủy sản có giá trị cao nhất.

Giá tôm giảm mặc dù sản lượng thấp hơn, do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường quốc tế thấp, trong khi giá cá hồi Chilê giảm do cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Na Uy. Giá cá ngừ (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2015 do nhu cầu giảm và do dư cung.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trì trệ đã ảnh hưởng tới kim ngạch thương mại trong năm 2015 do đồng đôla Mỹ tăng giá và sự suy yếu kinh tế của các thị trường mới nổi. Các sản phẩm thủy sản là thực phẩm thương mại có giá trị cao, trong khi khối lượng tăng 0,5% đạt 60 triệu tấn, kim ngạch thủy sản toàn cầu giảm 10% chỉ đạt 140 tỷ USD.

Các tác động liên tục từ  lệnh cấm NK thực phẩm của Nga đã ảnh hưởng tới thị trường cá hồi, trong khi suy thoái kinh tế tại Brazil và sự tăng trưởng chậm của Trung Quốc đã khiến nhu cầu tiêu thụ của toàn cầu giảm rõ rệt.

Cả 3 nước này đều trở thành các thị trường thủy sản quan trọng nhất trên thế giới.

Nhu cầu tiêu thụ tại các nước phát triển rất hỗn độn. NK của Mỹ giảm trong tổng giá trị bất chấp sự gia tăng trong việc thu mua – nguyên nhân là do đồng USD tăng giá và giá thành sản phẩm lại thấp – trong khi khối lượng NK của EU tăng nhẹ.

FAO cho biết, thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á có vẻ khả quan hơn, nơi mà tốc độ tăng trưởng thu nhập và đô thị hóa tăng đã khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục