(vasep.com.vn) Các giao dịch gần đây tại Bangkok đã được ký kết và giá cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh cỡ >1,8kg (SKJ1.8:BKK) ở mức 1.200 USD/tấn, giảm khoảng 8% trong 2 tuần qua.
Xu hướng sụt giảm của giá cá ngừ vằn đã diễn ra từ tháng 4, khi giá dừng ở mức cao nhất trong năm nay 1.575 USD/tấn. Chỉ hơn 1 tuần qua, giá cá ngừ vằn vẫn dừng ở mức 1.300 USD/tấn.
Các nhà cung cấp cho biết nguyên nhân là do sản lượng khai thác tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (WCP) cao hơn đã khiến nguồn cung cá ngừ vằn có sẵn trở nên dư thừa. Trên thực tế, các tàu chở hàng đang xếp hàng để bốc dỡ hàng tại Bangkok. Điều này đã tạo ra một “nút thắt cổ chai ở Bangkok”, tình trạng đã xảy ra nhiều lần kể từ khi giá giảm sâu vào cuối thế kỷ trước.
Bất cứ khi nào tình trạng này diễn ra trong quá khức, giá sẽ giảm mạnh. Nhưng một khi nguồn cung giảm xuống mức thấp, giá sẽ nhanh chóng tăng trở lại.
Ngay bây giờ, nguồn cung cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) sẵn có quá nhiều cộng với áp lực gia tăng từ các thương nhân để dỡ hàng tại Bangkok đã khiến nơi này trở thành một thị trường của người mua đối với các nhà chế biến Thái Lan. Tình hình này đang trở nên xấu hơn khi các nhà khai thác tại Ấn Độ Dương đang cố gắng loại bỏ tình trạng dư cung của họ cho các nhà sản xuất đồ hộp Thái Lan, tình trạng dư cung đang khiến họ không thể cung cấp cho các khách hàng truyền thống châu Phi và Tây Ban Nha.
Ngoài ra, giá cá ngừ đóng hộp đang giảm và nhiều người mua từ các thị trường chính nhu Mỹ, Australia, và Trung Đông đang trì hoãn việc mua hàng của họ. Do đó, các nhà chế biến không sẵn sàng chấp nhận bất cứ rủi ro nào và đang tránh việc thu mua nguyên liệu thô mà không có đơn đặt hàng theo hợp đồng.
Hơn nữa, tình trạng “thắt cổ chai”, tình trạng được chứng minh là có lợi cho những người mua lớn tại Thái Lan, sẽ không thay đổi sớm.
Các thị trường thay thế tại Nam Mỹ (Manta và Mazatlan) không có nhu cầu mua vào do lượng cập cảng từ Đông Thái Bình Dương (EPO) đang ở mức tốt, đã khiến cho tình trạng này xấu hơn.
Có vẻ như cách duy nhất để giải quyết tình trạng hiện tại là không chỉ các chủ tàu tại WCP mà cả tại IO và EPO phải giảm bớt hoạt động đánh bắt hiện tại của mình, do đó nguồn cung cá ngừ cho ngành chế biến sẽ trở lại mức bình thường. Lệnh cấm khải thác của các Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực (RRFMOs) tại khu vực WCP và EPO sắp tới dự kiến sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7 trở đi.