(vasep.com.vn) Chính phủ Nhật Bản đang có ý định xả 1,3 triệu tấn nước từ nhà máy Fukushima ra Thái Bình Dương. Thảm hoạ vào ngày 11/3/2011, phá hủy các hệ thống làm mát tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, dẫn đến sự cố rò rỉ ở ba trong số các lò phản ứng.
Phần lớn phóng xạ trong nước của Fukushima sau quá trình xử lý ALPS sẽ là triti và carbon-14. Dù là một nguyên tố phóng xạ phổ biến trong môi trường nhưng mức độ phóng xạ của tritium là cực kỳ thấp. Thái Bình Dương đã chứa khoảng 8.400 gam triti, trong khi tổng lượng tại Fukushima là chưa đến 3 gam. Các nhà chức trách Nhật Bản đang lên kế hoạch xả nước trong khoảng thời gian khoảng 40 năm. Mỗi năm sẽ có khoảng 0,06 gam triti được thải ra ngoài, con số này là rất nhỏ. Tương tự đối với carbon-14.
Chính phủ Nhật Bản đang có ý định xả 1,3 triệu tấn nước từ nhà máy Fukushima ra Thái Bình Dương, quyết định nhận được nhiều ý kiến trái chiều
Tuy vậy, quyết định xả nước vẫn vấp phải phản đối mạnh mẽ. Kể từ sau thảm họa, các đội cứu hộ đã bơm nước qua các lò phản ứng bị phá hủy để làm mát nhiên liệu hạt nhân, phần lớn đã tan chảy. Nước làm mát này hấp thụ các hạt nhân phóng xạ, nhưng một số sẽ vẫn còn, dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng.
Robert Richmond của Đại học Hawaii tại Mānoa lo ngại xả nước sẽ tác động đến cá và hải sản, gây ô nhiễm đại dương. Cá ngừ có thể vận chuyển hạt nhân phóng xạ từ Fukushima đến California, trong khi thực vật phù du có thể bắt giữ và tích lũy các nguyên tố phóng xạ được tìm thấy trong nước làm mát của Fukushima, bao gồm tritium và carbon-14. Khi ăn thực vật phù du, các chất gây ô nhiễm sẽ ở lại trong tế bào của sinh vật, tích tụ trong động vật không xương sống, cá, động vật có vú ở biển và con người. Trầm tích biển cũng có thể là nơi lưu trữ các hạt nhân phóng xạ và cung cấp phương tiện chuyển giao cho các sinh vật ăn ở tầng đáy.
Một trong những bên phản đối mạnh mẽ quyết định xả nước là cộng đồng ngư dân Fukushima (Nguồn: 쑽 MŽi )
Sự phản đối mạnh mẽ đến từ cộng đồng ngư dân Fukushima. Để bán sản phẩm của mình tại các cửa hàng và nhà hàng, các hợp tác xã thủy sản không chỉ phải hiểu khoa học mà còn phải trấn an công chúng rằng hải sản từ Fukushima là an toàn.
Khi các nhà cung cấp thủy sản ở Fukushima phân phối sản phẩm của họ ra thị trường, họ vẫn phải giải quyết mối lo ngại lớn của người tiêu dùng. Nếu thị hiếu của người tiêu dùng đối với thủy sản Fukushima bị suy giảm, các sản phẩm sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường, buộc ngư dân phải ngừng kinh doanh ngay khi họ mở cửa trở lại nghề cá của mình.
Thuỳ Linh (Theo seafoodmedia)