Người tiêu dùng Mỹ giảm mua thủy sản tươi do lạm phát

(vasep.com.vn) Lạm phát thủy sản tại các cửa hàng tạp hóa trên khắp nước Mỹ đã tăng cao ngất ngưởng trong những tháng gần đây khiến sức mua của người tiêu dùng giảm.

Theo khảo sát của FMI, gần 1.500 người tiêu dùng Mỹ vào đầu tháng 8/2022, 56% người tham gia cho biết giá thịt và hải sản tăng và duy trì ở mức cao trong suốt những tháng qua.  

Theo công ty dữ liệu và công nghệ Numerator, giá thủy sản tăng vọt 16,8% trong tháng 7/2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thực phẩm thủy sản đông lạnh tăng 14,4% trong 7/2022 so với cùng kỳ năm trước.

Giá thực phẩm nói chung tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2021, giá thủy sản đang tăng nhanh hơn so với toàn bộ hàng tạp hóa khác cùng phân khúc. Tổng chi tiêu trung bình hàng tuần của người mua sắm ở Mỹ là 136 USD (136,50 EUR) vào tháng 7/2022, giảm 12 USD (12,04 EUR) so với tháng 2/2022.

Chú thích ảnh

Lạm phát leo thang, nhiều người tiêu dùng Mỹ chuyển sang sử dụng thủy sản đông lạnh

Theo FMI, 61% người Mỹ lo ngại về lạm phát hàng tạp hóa với mức tăng 8% kể từ tháng 2/2022.

Do giá cả tăng cao, 21% người mua sắm đã giảm mua thịt và hải sản tươi sống,15% cho biết họ đang mua nhiều thịt và hải sản đông lạnh hơn và 12% đang mua nhiều thịt và hải sản đóng hộp hơn.

Theo khảo sát của FMI, 49% người mua sắm đang đối mặt với lạm phát giá thực phẩm bằng cách tìm kiếm các ưu đãi, 41%  mua tại nhiều cửa hàng bán lẻ hơn, 37% mua ít hơn, 23% mua số lượng lớn. Một vài người tiêu dùng dựa vào các chương trình khách hàng thân thiết của cửa hàng, chiếm 22%.

Mối lo lớn nhất của người tiêu dùng khi giá cả tăng cao tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu như chi phí khí đốt (77%), thực phẩm (72%) và nhà ở (59%). Tuy nhiên, mặc dù những người mua sắm nói rằng họ đang cảm thấy căng thẳng về tài chính, họ cho biết họ vẫn có đủ tiền để đi ăn ở ngoài (91%) và mua sắm tạp hóa (86%).

Thùy Linh (Theo seafoodsource)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục