(vasep.com.vn) Các nhà bán lẻ Hoa Kỳ tiếp tục chứng kiến doanh số bán hàng thủy sản tươi sống và đông lạnh tăng mạnh trong nửa đầu năm 2021, tăng 9,6% so với nửa đầu năm 2020, đạt 3,7 tỷ USD. Doanh số bán cá tươi tăng 17,3% so với năm 2020 , trong khi doanh số bán thủy sản có vỏ tươi tăng 36,7% trong nửa đầu năm 2021 so với năm 2020. Nhà phân tích Anne-Marie Roerink dự đoán doanh số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian còn lại của năm.
Tham gia hội thảo trực tuyến về Bán lẻ thủy sản ở Mỹ vào ngày 28/7/2021, bà Roerink cho rằng: “Sau khi tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ tăng lên, người tiêu dùng ít lo ngại về COVID-19 hơn rất nhiều, vì vậy có rất nhiều người đến cửa hàng và dành nhiều thời gian hơn để mua sắm và tìm kiếm những ý tưởng mới và công thức nấu ăn mới.”
Theo công ty nghiên cứu IRI và 210 Analytics, doanh số bán hàng thủy sản đông lạnh trong nửa đầu năm 2021 tăng đột biến 40,3% so với nửa đầu năm 2019, đạt 3,8 tỷ USD (3,2 tỷ EUR). Theo Roerink, lần đầu tiên, nhu cầu của các hộ gia đình đối với thủy sản đông lạnh cao hơn so với thủy sản chế biến và bảo quản. Gần 73% hộ gia đình Hoa Kỳ mua thủy sản đông lạnh trong nửa đầu năm nay, tăng 1,3% so với năm 2020. Mức tăng doanh số bán thủy sản đông lạnh 2,5% so với nửa đầu năm 2020 rất ấn tượng vì người tiêu dùng đang cố gắng mua sắm để tích trữ trong đại dịch. Roerink nói, đặc biệt là thực phẩm đông lạnh.
Doanh thu thủy sản tươi sống trong nửa đầu năm 2021 tăng 33,6% so với năm 2019 và 9,6% so với nửa đầu năm 2020, đạt 3,7 tỷ USD (3 tỷ EUR). Doanh số bán cá tươi tăng 17,3% so với năm 2020 và 23% so với năm 2019, trong khi doanh số bán thủy sản có vỏ tươi tăng 36,7% trong nửa đầu năm 2021 so với năm 2020 và 48,5% đáng kể so với năm 2019.
Trong ngành hải sản tươi sống, “không có sản phẩm nào mạnh hơn cá hồi,” Roerink lưu ý. Doanh số bán hàng đã tăng 28% trong nửa đầu năm 2021 so với năm 2019 và 9,3% so với năm 2020, đạt 1,2 tỷ USD (1 tỷ EUR).
Các sản phẩm tươi sống khác đang dẫn đầu về doanh thu trong nửa đầu năm 2021 bao gồm cua, tôm hùm, cá tuyết, cá da trơn, cá rô phi, sò điệp, cá ngừ và cá hồi hun khói. Năm sản phẩm dẫn đầu về doanh số trong nửa đầu năm 2021 là cá hồi, tiếp theo là cua, tôm, tôm hùm và cá da trơn.
Roerink hy vọng doanh số bán hải sản tươi sống và đông lạnh sẽ tiếp tục tăng cao vào năm 2021 vì nhiều lý do, trong đó có thực tế là hải sản là mặt hàng chủ lực của nhiều hộ gia đình và hải sản lợi thế về giá so với thịt, vì gần đây giá đắt hơn. Nhìn chung, người tiêu dùng không còn lo ngại về giá thủy sản như trước đây, Roerink nói.
Các nhà cung cấp và nhà bán lẻ có cơ hội bán hàng thủy sản tốt nhất trong năm nay bằng cách tập trung vào thương mại điện tử, ngày lễ, lợi ích sức khỏe và tính minh bạch của thủy sản.
Roerink lưu ý, doanh số thương mại điện tử thủy sản tăng vọt vào năm 2020 và thủy sản đông lạnh đặc biệt bán chạy trên mạng. Cá hồi và tôm là những sản phẩm tuyệt vời để quảng bá trực tuyến, thu hút khách hàng truyền thống và khách hàng mới sẵn sàng thử các loài khác hơn.
Roerink nói trong tương lai, hạnh phúc, sức khỏe và dinh dưỡng sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng đối với người mua sắm.
Nghiên cứu của Roerink cho thấy 54% các gia đình ở Hoa Kỳ sẽ tổ chức các ngày lễ như bình thường vào năm 2021. Vì thủy sản được coi là một mặt hàng quan trọng trong các dịp lễ, nên nó cần được quảng cáo nhiều cho các ngày lễ, bao gồm cả kỳ nghỉ Ngày Lao động sắp tới, Roerink nói. Các nhà bán lẻ cần làm nổi bật thông điệp minh bạch của sản phẩm để có thể thành công, nhất là xuất xứ thủy sản.