Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) 6 tháng đầu năm nay, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam, chiếm 60% tổng xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam đi các thị trường.

(vasep.com.vn) Sáng 10/8/2021, WB và VASEP đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Trường hợp Việt Nam” - với mong muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu, phân tích tác động của thẻ vàng IUU với thương mại, XK thuỷ sản Việt Nam và ảnh hưởng đối với ngành thủy sản, kinh tế và uy tín quốc gia nếu bị EU phạt thẻ đỏ.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu. Tính riêng trong quý II/2021, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 62,6 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai quý đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt 110,3 triệu USD, tăng 8% so với 2 quý đầu năm 2020.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 6/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu hải sản đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tổng giá trị xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm 2021, cá các loại khác chiếm 53%, cá ngừ chiếm 22%, cua ghẹ và giáp xác khác chiếm 4%, mực, bạch tuộc chiếm 17% và nhuyễn thể hai mảnh vỏ chiếm 4%.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 6/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu hải sản đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu chả cá và surimi tăng trưởng liên tục trong 5 tháng đầu năm 2021. Và tính đến hết tháng 5/2021, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam đạt 160 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Ngành nhuyễn thể chân đầu phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực dịch vụ thực phẩm nên việc đóng cửa các nhà hàng và khách sạn do đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã khiến doanh số bán hàng của ngành này giảm mạnh. Vào cuối năm 2020, ngành này đã có dấu hiệu phục hồi, với hi vọng lớn cho năm 2021. Trong những tháng tới, nguồn cung mực, bạch tuộc có thể sẽ giảm.

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 1,32 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm hải sản đã được xuất khẩu sang hơn 100 thị trường. Trong đó, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông và Thái Lan là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất hải sản của Việt Nam trong giai đoạn này.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 5 và có xu hướng tăng tốc, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 292 triệu USD. Tính luỹ kế 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu hải sản đạt hơn 1,32 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu đơn lẻ lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 6% trong tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc. Trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng liên tục. Giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2020 tăng gần 61% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, xu hướng tăng trưởng này vẫn tiếp tục duy trì.

(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp nhuyễn thể chân đầu phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, và với việc các nhà hàng và khách sạn đóng cửa do Covid-19, doanh số bán hàng sụt giảm mạnh. Điều này cũng đã tác động tới xuất khẩu của Thái Lan.

Sáng 7/6/2021, Uỷ ban Hải sản VASEP, Ban điều hành chương trình chống khai thác IUU của VASEP cùng với các DN chế biến XK hải sản đã có cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản và Cục Thú y để trao đổi về các bất cập trong chuỗi khai thác, chế biến, xuất khẩu hải sản khai thác, đưa ra các kiến nghị tháo gỡ các vướng mặc nhằm khơi thông xuất khẩu và hướng tới tháo gỡ thẻ vàng IUU cho hải sản khai thác của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2021, Hàn Quốc đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 của Việt Nam, đạt hơn 227 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu hải sản sang thị trường này chiếm 56% tổng giá trị xuất khẩu, đạt gần 127 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, xuất khẩu các nhóm mặt hàng hải sản của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 (trừ cua ghẹ và giáp xác khác).

(vasep.com.vn) Tháng 4, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt hơn 303 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu hải sản đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng trong tháng đầu năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đã giảm liên tục trong tháng 2 và 3, do đó tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này trong quý I/2021 giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 24 triệu USD. Nhật Bản hiện đang là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21%.