Tổng quan thị trường mực, bạch tuộc năm 2020 và dự báo năm 2021

(vasep.com.vn) Ngành nhuyễn thể chân đầu phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực dịch vụ thực phẩm nên việc đóng cửa các nhà hàng và khách sạn do đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã khiến doanh số bán hàng của ngành này giảm mạnh. Vào cuối năm 2020, ngành này đã có dấu hiệu phục hồi, với hi vọng lớn cho năm 2021. Trong những tháng tới, nguồn cung mực, bạch tuộc có thể sẽ giảm.

Chú thích ảnh

Bạch tuộc

Sau khi sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, giá bạch tuộc tại thị trường EU bắt đầu tăng trở lại từ tháng 10/2020. Kỳ nghỉ hè thường là mùa cao điểm bán bạch tuộc tại khu vực Địa Trung Hải này, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên doanh số bán không tăng mà thậm chí còn giảm. Nhưng cuối vụ đánh bắt bạch tuộc (kết thúc vào ngày 01/10 hàng năm), giá bạch tuộc Mauritius tại Tây Ban Nha tăng.

Trong năm 2020, NK bạch tuộc sang Nhật Bản tăng 5% so với năm 2019. Tuy nhiên, hai nhà XK lớn nhất, Mauritius và Moroco tăng XK sang thị trường này lần lượt là 16% và 64%.

Nhập khẩu bạch tuộc của Hàn Quốc năm 2020 vẫn ở mức tương đương so với năm 2020, đạt khoảng 72.294 tấn. Trung Quốc tiếp tục củng cố vị trí là nguồn cung bạch tuộc lớn nhất cho Hàn Quốc với 31.771 tấn, tăng 6% so với năm 2019.

Mực

Sau cố sốc đầu tiên do đại dịch Covid-19 gây ra, số lượng các đơn hàng mực được tiêu thụ tại nhà đã tăng lên đáng kể. Tại Mỹ, một số nhà hàng và chuỗi dịch vụ thực phẩm đã huỷ các đơn đặt hàng, nhưng điều đáng ngạc nhiên là nhu cầu đặt hàng các sản phẩm mực giao tới nhà lại tăng vọt.

Brexit có thể là vấn đề lớn đối với quần đảo Falkland/Malvinas, ở Nam Đại Tây Dương. Kể từ khi Vương quốc Anh và Bắc Ireland rời khỏi Châu Âu vào ngày 01/02/2020, quần đảo Falkland/ Malvinas đã mất quyền hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu và điều này đã gây trở ngại lớn cho ngành đánh bắt và sản xuất mực. Liên minh Châu Âu là thị trường xuất khẩu mực loligo lớn nhất của quần đảo Falkland/ Malvinas.

Nhập khẩu mực philê đông lạnh của Hàn Quốc năm 2020 đạt khoảng 26 nghìn tấn, tăng 9% so với năm 2019. Tuy nhiên, giá trung bình nhập khẩu sản phẩm này so với năm 2019 giảm. Giá trung bình nhập khẩu mực philê đông lạnh vào Hàn Quốc năm 2020 ở mức 1,48 USD/kg, giảm 36% so với năm 2019.

Nhập khẩu mực ống và mực nang của Nhật Bản năm 2020 đạt 150.363 tấn, giảm 4% so với năm 2019. Hai nhà cung cấp mực lớn nhất cho thị trường này là Trung Quốc và Peru. Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản năm 2020 giảm 9%, xuất khẩu của Peru tăng 5%.

Tại Trung Quốc, năm 2020 nhập khẩu mực của nước này giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019, đạt khoảng 305 nghìn tấn. Peru là nguồn cung mực lớn nhất cho thị trường Trung Quốc trong năm 2019, đã cắt giảm 52% lượng xuất khẩu sang thị trường này, từ 101.197 tấn xuống còn 48.916 tấn trong năm 2020.

Tây Ban Nha cũng giảm nhập khẩu mực trong năm 2020. Nhập khẩu mực của nước  này đã giảm từ 295.473 tấn năm 2018 xuống 288.852 tấn năm 2019 xuống và năm 2020 là 255.210 tấn.

Nhu cầu sụt giảm từ những tháng cuối năm 2020 đã khiến nhập khẩu mực ống và mực nang của Mỹ giảm. Nhập khẩu mực của nước này năm 2020 đạt 48.311 tấn, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất cho thị trường Mỹ, đã sụt giảm 36% trong năm 2020, còn 20.736 tấn. Năm 2019, nguồn cung mực từ Trung Quốc chiến một nửa tổng nhập khẩu mực của Mỹ, nhưng năm 2020, nguồn cung này chỉ chiếm 42%.

Giá mực từ Moroco năm 2020 ở mức thấp, mặc dù đã tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Vào tháng 8, giá mực Moroco đã đặt mức thấp nhất trong những năm gần đây. Sự gia tăng nhu cầu từ các nhà bán lẻ Tây Ban Nha và sự suy giảm nguồn cung từ các nước Châu Á sẽ đẩy giá mực lên cao.

Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục