Tổng quan ngành hải sản

I. Tổng quan

Với 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam có 2.038 loài hải sản, trong đó có 130 loài có giá trị thương mại, 30 loài thường xuyên đánh bắt.

Việt Nam có trữ lượng thủy sản là 4,2 triệu tấn và sản lượng bền vững tối đa, MSY là 1,7 triệu tấn mỗi năm.

Từ năm 2015 đến 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ đầu tư và xây dựng năm trung tâm đánh bắt lớn tại 5 tỉnh là Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang. Những tỉnh này có ngư trường lớn.

Bộ sẽ đầu tư, xây dựng cảng cá, tích hợp và hiện đại hóa dịch vụ hậu cần đánh bắt cá, phát triển đánh bắt xa bờ và tạo ra chuỗi giá trị thủy sản. Những hoạt động này sẽ thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những thập kỷ tới.

Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2023 ước đạt 3.856,5 nghìn tấn, giảm 0,5% so với năm 2022. Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3,643,9 nghìn tấn, giảm 0,7% so với năm trước, trong đó cá ước đạt 2.846,1 nghìn tấn, giảm 0,5%, tôm ước đạt 135,1 nghìn tấn, giảm 1,5%.

Tổng sản lượng cá ngừ đại dương năm 2023 của 3 tỉnh trọng điểm về khai thác cá ngừ ước đạt 19.095 tấn, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2022, do một số tàu đánh bắt cá ngừ đại dương không hiệu quả nên thời gian bám biển giảm so năm trước, do đó sản lượng khai thác giảm. Tại Phú Yên, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 3150 tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2022; tại Bình Định ước đạt 14.045 tấn, giảm 2,9%; tại Khánh Hòa ước đạt 1900 tấn, giảm khoảng 32%.

Ngành khai thác, chế biến và XK sản phẩm hải sản Việt Nam phát triển ngành càng mạnh trong thời gian qua, góp phần đáng kể cho tăng trưởng XK hải sản, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho hoạt động khai thác xa bờ. Xuất khẩu hải sản có xu hướng ngày càng tăng.

Năm 2023, xuất khẩu hải sản Việt Nam chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu đã từ 3,2 tỷ USD năm 2019 lên gần 3,7 tỷ USD năm 2023, tăng 15%.

Các sản phẩm hải sản XK của Việt Nam ngày càng đa dạng. Các sản phẩm như cá ngừ, mực bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ và surimi hiện có doanh số XK ngày càng cao.


5 năm qua, các sản phẩm hải sản của Việt Nam đã được XK sang hơn 150 thị trường trên thế giới. Trong đó, Nhật Bản, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, EU và Trung Quốc là các thị trường NK hải sản chính của Việt Nam, luôn chiếm trên 86% tổng khối lượng XK hải sản.

II. Thị trường NK hải sản Việt Nam năm 2023

Trong 5 năm qua, các sản phẩm hải sản của Việt Nam đã được XK sang hơn 150 nước trên thế giới. Trong đó, top 5 thị trường NK nhiều nhất hải sản của Việt Nam gồm Nhật Bản, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc và EU chiếm 81%-82% tổng giá trị XK hải sản của Việt Nam.

 

 

TS. Hồ Quốc Lực

Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thực phẩm Sao Ta.