(vasep.com.vn) Trong khi sản lượng của các loài chân đầu chính tăng lên từ năm 2012 đến năm 2014, sản lượng của các loài này giảm 17% năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là sản lượng mực ống giảm, trong khi sản lượng mực nang và bạch tuộc đều tăng.
Tuy nhiên, về dài hạn, trữ lượng nhuyễn thể chân đầu tăng trưởng trong năm thập kỷ qua. Theo một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu biển ở Tây Ban Nha, sự nóng lên toàn cầu có thể đã có lợi cho một số loài động vật thân mềm khi sự thay đổi nhiệt độ đã buộc một số loài ăn thịt ra khỏi môi trường sống của mực, bạch tuộc.
Tại Trung Quốc, người ta dự đoán sản lượng mực, bạch tuộc giảm vào năm 2016 do sản lượng mực ống thấp. Các dự báo cho thấy sản lượng khai thác ở ngoài khơi giảm đáng kể, từ 879.000 tấn vào năm 2014, xuống còn khoảng 450.000 tấn vào năm 2016. Điều này là do khai thác nội địa và ngoài khơi suy giảm mạnh mẽ dẫn đến NK sẽ tăng lên, tuy nhiên đây không phải do thiếu nguyên liệu thô giá rẻ. Ngược lại, NK các sản phẩm chân đầu dự kiến sẽ giảm từ 635.000 tấn vào năm 2015 xuống khoảng 510.000 tấn vào năm 2016.
Do đó, ngành công nghiệp chế biến của Trung Quốc sẽ thiếu nguyên liệu vào năm 2016, và do vậy giá mực, bạch tuộc, chủ yếu cho mực, dự kiến sẽ tăng lên đáng kể trên thị trường Trung Quốc. Thực tế, giá mực ống tại thị trường này đã tăng gấp đôi.
Vào mùa đông và mùa xuân năm ngoái, hiện tượng El Niño đã ảnh hưởng đến sản lượng mực ống ở Chile và Peru. Do hậu quả của việc khai thác kém, giá mực đã tăng lên đến 30% ở các nước này. Giá tăng đột ngột đã dẫn tới một số nhà chế biến gặp khủng hoảng trong vấn đề nguyên liệu, như một công ty chế biến của Thái Lan, trước đó đã xây dựng các cơ sở chế biến mới mà chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô từ Chile và Peru.
Argentina cũng trải qua một vụ thu hoạch mực thất thoát, mặc dù đây là một phần trong xu hướng dài hạn. Sản lượng đã giảm trong năm thứ ba liên tiếp. Chỉ trong 4 tháng đầu của năm 2016, sản lượng giảm 57,6% so với cùng kỳ năm trước, từ 75.200 tấn xuống chỉ còn 31.900 tấn. Do tình hình cung cấp khan hiếm, giá đã tăng 29%, do đó tổng doanh thu giảm đáng kể là 32,2%.
Tại Mỹ, NOAA công bố vào cuối tháng 5/2016 rằng mực vẫn là loài quan trọng trong ngành khai thác thủy sản tại California. Tuy nhiên, do hiện tượng El Niño vào năm 2015, sản lượng mực ống đã giảm đáng kể. Vào năm 2016, dù tình hình có một số dấu hiệu cải thiện hơn, nhưng sản lượng thu hoạch vẫn còn khá thấp.
Nguồn cung mực ống ở Nhật Bản đang ở mức thấp kỷ lục, với khoảng 40.000 tấn sẵn có vào cuối tháng 5 năm ngoái. Con số này thấp hơn 7% so với tháng 4. Nguyên nhân là do sản lượng khai thác trong nước thấp kém và nguồn NK từ các nhà cung cấp chính giảm. Dự kiến nguồn hàng sẵn có sẽ tiếp tục giảm sản lượng khai thác dự kiến vẫn ở mức thấp, và khối lượng NK không tăng. Các nhà chế biến hiện đang yêu cầu chính phủ tăng hạn ngạch NK do các sản lượng trong nước thấp.
Thương mại
Trong nửa đầu năm 2016, khối lượng NK mực ống vào Nhật Bản suy giảm, từ 38.200 tấn vào năm 2015 xuống còn 34.500 tấn vào năm 2016, giảm 9.7%. Tất cả các nhà cung cấp lớn cho Nhật Bản đã giảm XK mực trong giai đoạn này. NK mực từ Trung Quốc vào Nhật Bản vẫn chiếm khoảng một nửa tổng khối lượng NK mực ống của Nhật, giảm khoảng 6% xuống còn 17.400 tấn. Chilê và Peru giảm XK mực ống sang Nhật Bản lần lượt là 19% và 37%.
Trong khi NK vào Nhật Bản giảm, mực ống NK vào Tây Ban Nha trong nửa đầu năm 2016 tăng 5,9% lên 52.400 tấn. Mặc dù NK từ nhà cung cấp chính là Quần đảo Falkland (Malvinas) giảm 19%, NK từ nhà cung cấp lớn thứ hai là Ấn Độ đạt 11.500 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2015. Trong số khác các nhà cung cấp lớn, Ma-rốc, Trung Quốc, Mỹ và New Zealand đều tăng XK mực ống sang Tây Ban Nha trong giai đoạn trên.
NK mực của Mỹ dường như tương đối ổn định. Trong sáu tháng đầu năm 2016, Mỹ NK khoảng 33.400 tấn mực so với 33.500 tấn trong cùng thời kỳ năm 2015. Tuy nhiên, nhìn vào sự phát triển trong 3-4 năm qua, mực ống NK vào Mỹ có xu hướng tăng lên. Vào năm 2015, tổng khối lượng NK mực ống của Mỹ là 72.150 tấn so với 66.500 tấn trong năm 2010.